Có nên học ngành Báo chí không?

Bên cạnh những hào quang trong công việc như được gặp người nổi tiếng, được làm việc trong môi trường năng động, hiện đại thì ngành báo chí cũng có không ít khó khăn, gian khổ mà ít ai biết. Do đó; nếu thực sự yêu thích công việc này và muốn theo đuổi nó hãy đọc bài viết dưới đây rồi bạn tự trả lời cho mình câu hỏi: “Có nên học ngành Báo chí không?” nhé.

Có nên học ngành Báo chí không?
Có nên học ngành Báo chí không?

Những tố chất có thể học ngành Báo chí

Sáng tạo 

Những người có tính sáng tạo cao thường suy nghĩ và hành động khác so với những người còn lại. Tâm trí của họ là một cỗ máy không bao giờ ngừng hoạt động. Đôi lúc; chính cỗ máy này cũng là nguyên nhiên khiến họ cảm thấy mệt mỏi. Tuy nhiên; cũng nhờ vậy mà họ có thể sản sinh rất nhiều ý tưởng xuất chúng. Hai câu hỏi thường trực trong đầu của những người sáng tạo là: “Điều gì sẽ xảy ra nếu…?” và “Tại sao lại không thể…?”.

Điều này vừa có thể gây khó chịu cho những người xung quanh; vừa giúp họ đi xa hơn nhưng người khác. Nếu lựa chọn theo ngành báo chí; bạn lúc nào cũng phải biết cách triển khi các ý tưởng, hoặc ít nhất là biết nhìn ý tưởng từ một góc độ mới lạ. 

Tỉ mỉ 

Tỉ mỉ có nghĩa là tập trung vào một hành động hay một điều gì đó cụ thể. Người tỉ mỉ, cẩn thận là người có khả năng hoàn thành công việc sau khi đã cân nhắc tất cả các yếu tố liên quan dù là nhỏ nhất. Với người học báo chí; không gì quan trọng hơn việc cân nhắc tính chỉnh chu của một sản phẩm sau khi hoàn thành công việc. 

Thích tìm tòi, khám phá 

Để có thể khai thác cuộc sống của mình đến mức tối đa; bạn cần không ngừng học hỏi và đón nhận những thách thức mới trong cuộc sống. Người ta vẫn luôn có câu: “Tri thức là sức mạnh”. Chúng ta không chỉ cần trau dồi kiến thức để trở nên mạnh mẽ hơn, mà còn để nâng cao sự sâu sắc của tâm hồn. Trong một thế giới ngày càng mở rộng; một người không thể biết tất cả mọi thứ. Tuy nhiên; việc hiểu thấu đáo sự thay đổi của môi trường xung quanh ta sẽ giúp bạn đi được đúng hướng. 

Có khả năng viết lách 

Viết lách là một hoạt động sáng tạo nội dung. Nội dung viết lách thường không quy tụ về một chủ đề vĩnh cửu mà luôn phong phú, đa dạng. Người có khả năng viết lách là người biết sử dụng ngôn ngữ để tạo nên những nội dung mới lạ. Họ nắm chắc kỹ năng vận dụng ngôn ngữ; biết cách truyền tải suy nghĩ của mình một cách chính xác nhất.

Tố chất theo học ngành báo chí
Học báo chí cần những tố chất nào?

Sinh viên ngành Báo chí có những kỹ năng gì?

Sinh viên học ngành báo chí được đào tạo về: 

  • Khả năng tư duy lí luận, khoa học thực tiễn trong việc tham mưu, quản lý cơ quan báo chí; cách tổ chức công việc hiệu quả, cách hoạt động độc lập, cách khai thác thông tin. 
  • Các nguyên tắc trình bày trong việc thiết kế báo in, website hay xây dựng một kịch bản hoàn thiện cho một chương trình phát thanh, truyền hình. 
  • Các chuyên ngành chuyên sâu như: Báo in, báo chí đa phương tiện, báo phát thanh, báo truyền hình, báo mạng điện tử, ảnh báo chí, quay phim truyền hình…

Cơ hội nghề nghiệp ngành Báo chí

Ngày nay; cơ hội việc làm ngành báo chí rất đa dạng cho không chỉ sinh viên chuyên ngành báo mà còn với cả những người có đam mê với nghề báo. Từ các nhà đài, tòa soạn hay cả những trang báo mạng đều có những đợt tuyển dụng phóng viên, biên tập viên lớn hàng quý; thậm chí là hàng tháng.Nếu bạn thực sự yêu thích và tâm huyết với nghề có thể bắt đầu tập sự với nghề báo thông qua vị trí cộng tác viên báo chí.

Các mảng, chủ đề viết bài cũng rất đa dạng để cho các cộng tác viên báo chí thử sức. Bên cạnh những kên báo chính thức còn có các kênh thông tin và các website cần bộ phận viết content cũng là những mảnh đất việc làm dành cho sinh viên học báo chí.

Thực tế cho thấy; sinh viên ngành Báo chí ra trường thường có hai định hướng chính: một là làm báo và hai là làm truyền thông, đây đều là hai công việc làm có rất nhiều cơ hội để phát triển cho mỗi cá nhân.

Cơ hội việc làm ngành Báo chí
Cơ hội việc làm ngành báo chí rất đa dạng

Báo chí không phải là nghề cứ ép buộc là có thể làm được; mà nó cần thực sự phải được làm bằng tâm huyết và sự đam mê cháy bỏng với nghề. Do đó; việc đinh hướng chỉ là một phần, nếu bạn thực sự nghiêm túc theo đuổi nghề thì câu hỏi “Có nên học ngành Báo chí không?” là phải do chính bạn trả lời chứ không phải bất kì ai khác. Mong rằng bài viết này có thể tiếp thêm cho bạn phần nào sức mạnh để theo đuổi đam mê của bản thân.