Tố chất của một nhà báo giỏi

Nhắc đến “Tố chất” người ta thường chia thành 2 loại: đầu tiên, đó là những phẩm chất riêng của mỗi người, những phẩm chất ấy có thể do di truyền hoặc tự nhiên từ khi mới sinh ra; còn loại còn lại là những tố chất được hình thành do quá trình rèn luyện, học tập, trau dồi. Như vậy, với nghề báo; chúng ta có thể đặt câu hỏi: Tố chất của một nhà báo giỏi là gì? Hãy cùng đi qua bài viết dưới đây để hiểu hơn về người làm báo cũng như ngành Báo chí.

Sinh viên ngành Báo chí
Tố chất của một nhà báo giỏi là gì?

Ở đây; chúng ta cũng cần phân biệt khái niệm lành nghề và khái niệm giỏi. Trong thực tế báo chí ở nước ta cũng có nhiều nhà báo viết thành công trong một số thể loại; đạt được nhiều giải thưởng ở địa phương, ngành và trung ương nhưng chưa chắc đứng vững trong lòng bạn đọc với nhiều lý do khác nhau.

Tuy nhiên có một yếu tố căn bản mà theo tôi nó tạo ra hai cấp độ khác nhau; đó là phong cách báo chí hay phong cách ngôn ngữ báo chí; được hiểu một cách phổ thông là cách viết của người làm báo. Nhà báo giỏi là người đã xác lập được phong cách báo chí riêng.

Họ đạt đến trình độ diễn đạt vấn đề theo lối ngôn ngữ đặc trưng nhưng đảm bảo tính chính xác, tính đại chúng, tính biểu cảm của ngôn ngữ báo chí; được công chúng chấp nhận và yêu mến. Còn ở nhà báo lành nghề chưa chắc tạo được phong cách báo chí.

Ngày nay; trong thời buổi hội nhập toàn cầu, người làm báo ngoài những điều kiện tất yếu cần thiết trong nghề nghiệp còn phải có trình độ ngoại ngữ; đặc biệt là tiếng Anh để giao tiếp và đọc, nghiên cứu tài liệu nước ngoài; đồng thời trình độ tin học phải đạt ở mức độ phục vụ tốt cho nghề báo.

Tố chất khi theo học ngành Báo chí
Để trở thành một nhà báo giỏi cần đáp ứng nhiều yêu cầu

Tóm lại; một người khi có chí hướng muốn thành công ở bất cứ lĩnh vực nào cũng phải có niềm đam mê, sự kiên trì học hỏi, rèn luyện. Một người dù có tố chất thông minh; năng khiếu trời cho nhưng nếu không có môi trường rèn luyện thường xuyên hoặc không hoạt động thực tiễn để có điều kiện sáng tạo thì dễ bị thui chột. Trong thực tế; một người có năng lực trung bình nhưng có phương pháp rèn luyện tốt vẫn có thể thành công “có công mài sắt có ngày nên kim”. Nghề báo cũng vậy; không thoát ra ngoài các quy luật nói trên.

Bình luận ở “Tố chất của một nhà báo giỏi

  1. Pingback: Sự khác nhau giữa phóng viên và nhà báo | Ngành văn học

Đã đóng bình luận