Công việc của phát thanh viên ngành Báo chí Truyền thông

Phát thanh viên là công việc sử dụng giọng nói của mình để truyền đạt tin tức đi mọi nơi, mọi lúc. Ngày nay; do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin; bên cạnh việc theo dõi tin tức bằng việc xem-đọc; thì còn một phương thức tiếp nhận thông tin khác cũng rất quan trọng đó là thông qua đài phát thanh – truyền đạt bằng giọng nói – phát thanh viên.

Công việc ngành Báo chí truyền thông
Công việc phát thanh viên ngành Báo chí Truyền thông

Nếu bạn có một giọng nói hay; khả năng sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và đặc biệt là có niềm đam mê với báo chí; yêu thích công việc biên tập – tìm kiếm – khai thác và tổng hợp thông tin thì có thể bạn là ứng cử viên sáng giá cho công việc phát thanh viên ngành Báo chí Truyền thông đấy. Nếu còn đang phân vân; hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Phát thanh viên và công việc chuẩn bị kịch bản

Trước đây; phát thanh viên là những người chỉ thực hiện việc truyền đạt thông tin bằng giọng nói khi đến giờ phát sóng. Điều này đồng nghĩa với việc kịch bản luôn được chuẩn bị sẵn.

Ngày nay; một phát thanh viên sẽ phải kiêm luôn công việc biên tập. Việc làm này vừa dễ mà cũng là một điều khá khó khăn cho các phát thanh viên. Dễ ở chỗ: họ có thể vừa khai thác vừa thực hiện thông tin nên thông tin sẽ có sự thống nhất về quan điểm và cách nhìn nhận vấn đề; vừa có thể truyền đạt một cách dễ dàng hơn.

Mục đích của phát thanh viên là truyền đạt tin tức và cung cấp thông tin đến với các thính giả nghe đài; chính vì vậy mà việc chuẩn bị kịch bản sẽ phải đảm bảo các yếu tố:

  • Đáp ứng được nhu cầu của độc giả về các vấn đề mà họ đang quan tâm
  • Mang đến các thông tin được cập nhật mới nhất dựa theo xu hướng và tình hình phát triển chung của các lĩnh vực đó để có thể thu hút được độc giả
xem thêm: Điều bạn cần hiểu rõ về ngành Truyền thông
  • Đưa ra các thông tin có độ chính xác tuyệt đối và phải được kiểm duyệt trước khi lên sóng
  • Đảm bảo được tính thời lượng phát sóng; phân bố nội dung một cách hợp lý cho từng chuyên mục nội dung tương ứng với các mục đã được chuẩn bị sẵn trong kịch bản

Để có thể làm được điều này; các phát thanh viên Báo chí Truyền thông phải dựa vào các kiến thức; kỹ năng và nghiệp vụ có sẵn để tìm kiếm và khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.

Không dừng lại ở đó; sau khi đã chuẩn bị xong kịch bản thì việc kiểm tra lại các thông tin và chỉnh sửa là công đoạn hết sức quan trọng mà một phát thanh viên phải làm.

Phát thanh viên là gì
Một phát thanh viên sẽ phải kiêm luôn công việc biên tập

Phát thanh viên và việc chuẩn bị trước giờ lên sóng

Trước giờ lên sóng; phát thanh viên phải đến sớm để có thể làm những công việc sau:

  • Chuẩn bị nội dung- thuộc – nắm được các thông tin chính nhất cần truyền đạt trong buổi phát sóng
  • Chuẩn bị các thiết bị kỹ thuật về âm thanh như mic, tai nghe,… và một số thiết bị âm thanh ánh sáng khác
  • Chuẩn bị trong việc kết hợp làm việc giữa các nhân viên khác

Đó chính là những công tác chuẩn bị ngay trước giờ phát sóng mà một phát thanh viên phải thực hiện. Để gây ấn tượng với độc giả thì vũ khí độc nhất của người phát thanh viên chính là giọng nói. Do đó; một phát thanh viên chuyên nghiệp phải thể hiện được cho thính giả thấy những điều mà phát thanh viên đó muốn truyền đạt.

Công việc trong giờ phát sóng của phát thanh viên

Ta có thể chia một chương trình phát sóng thành ba phần là mở thân kết; công việc của phát thanh viên là giới thiệu – dẫn dắt vấn đề – phỏng vấn trực tuyến – giải quyết các tình huống có thể xảy ra trong khi chương trình đang phát – đưa ra các thông tin khẳng định – kết luận vấn đề.

công việc phát thanh viên ngành Báo chí
Phát thanh viên là công việc sử dụng giọng nói của mình để truyền đạt tin tức

Dựa vào các thông tin về quy trình làm việc đã được chia sẻ ở trên bạn thấy bản thân phù hợp bao nhiêu phần trăm với công việc? Phát thanh viên ngành Báo chí Truyền thông luôn chào đón những bạn trẻ năng động; thích thử thách bản thân và đặc biệt phải thật sự có đam mê với nghề Báo.

Bình luận ở “Công việc của phát thanh viên ngành Báo chí Truyền thông

  1. Pingback: Xu hướng của ngành Truyền thông hiện nay | Ngành văn học

  2. Pingback: Công việc phát thanh viên - bạn chưa biết | Ngành văn học

Đã đóng bình luận