Nghề Báo – Say mê mới có thể sống với nghề

Nhiều bạn trẻ học Báo chí, khi vừa ra trường cứ phải chật vật để tìm cho mình một chỗ đứng trong một tòa soạn, một đài truyền hình hay một công ty quảng cáo nào đó. Việc này khó khăn đến mức đã có những bạn quyết định “rẻ hướng”, từ bỏ chuyên ngành mình học để tìm một công việc “dễ thở”.

Điều đó để thấy rằng, không phải cứ có đầy đủ bằng cấp hay kinh nghiệm là ta có thể tìm được một công việc như ý, mà ta còn phải có sự say mê, hết mình vì nó; và nghề Báo chính là một trong những về đặc biệt cần đến điều này.

Không phải cứ có đầy đủ bằng cấp hay kinh nghiệm là ta có thể tìm được một công việc như ý

Làm Báo là phải không ngừng di chuyển

Khi trao đổi với một vài bạn trẻ học ngành Báo chí về nguyện vọng của họ sau khi ra trường, phần đông đều cho đây là một nghề hot, không phải lao động tay chân cực khổ, được ngồi trong phòng máy lạnh, tay gõ bàn phím máy tính… Nhưng ít ai biết rằng, để có được những bài báo hay, nhanh chóng thì người làm báo đã phải trải qua cả một hành trình vất vả, thậm chí là đánh đổi cả mạng sống.

Để viết được báo người phóng viên phải đi thăm dò thực tế nhưng không phải lúc nào việc này cũng thuận lợi; nhiều khi đường sá xa xôi, đến nơi rồi thì người biết thông tin lại đi vắng hoặc ngại cung cấp thông tin cho nhà báo. Gặp phải những tình huống này, người phóng viên không thể trở về tay không mà phải tự vận động, tự xoay sở bằng những nghiệp vụ mà bản thân tích lũy được để tìm được những thông tin cần thiết.

Có trường hợp vì muốn có được những thông tin đắt giá, nóng hổi nhất người phóng viên phải cải trang để xâm nhập vào hiện trường để có được nguồn thông tin sống động nhất.

Để viết được báo người phóng viên phải đi thăm dò thực tế nhưng không phải lúc nào việc này cũng thuận lợi

Những thông tin về việc tốt, tấm gương đáng tuyên dương thì dễ thu thập nhưng những thông tin chạm đến sự việc tiêu cực thật sự rất khó khai thác. Nên đường tác nghiệp, có không ít những trường hợp người phóng viên gặp tai nạn, đó là một sự hi sinh vô cùng to lớn. Ở những nước chiến tranh như Iran, Libya, Syria,… nhiều nhà báo còn bị chết vì bom đạn hay bị bắt làm con tin. Nhiều câu chuyện thương tâm xảy ra để ta thấy được rằng công việc nhà báo không hề đơn giản như ta nghĩ.

Sức mạnh của những con chữ

Phải thực sự say mê mới có thể theo nghề báo – đây là nhận định hoàn toàn chính xác. Việc dấn thân vào mưa bom, bão đạn, vào hang ổ của những kẻ xấu để lấy được tin tức là điều rất đáng được trân trọng.

Con chữ chính là vũ khí của người làm báo

Hiểm nguy là thế nhưng chỉ cần có đam mê với nghề thì thành công sẽ trong tầm tay bạn. Người làm báo là người đại diện cho tiếng nói của nhân dân, dùng con chữ để thay những người vô tội nói lên lẽ phải; ngòi bút chính là thứ vũ khí duy nhất mà một nhà báo có. Do đó hãy trân trọng người làm báo và những công việc mà họ đang làm.

Nghề báo không chỉ học ở nhà trường mà họ còn phải học thật nhiều ở đồng nghiệp, ở xã hội để có được định đúng đắn nhất trên con đường sự nghiệp đầy gian khổ của mình. Nghề báo vất vả, gian truân; muốn thành công cần lắm lửa đam mê.