Tương lai ngành Báo chí Truyền thông

Đã hơn một thập kỷ đầy biến động đối với ngành Báo chí Truyền thông. Nếu trước đây khi nhắc đến các trang thông tin truyền thông đại chúng người ta thường nhắc đến những cái cái tên như Myspace, Yahoo thì giờ đây gần như những trang đó hầu như không còn được sử dụng nữa; thay vào đó là những công cụ trực tuyến mới mẻ có tính tức thời hơn: Facebook, Google, Youtube, App store và một loạt những ứng dụng chat khác.

ngành Báo chí Truyền thông
Nghề Báo trong tương lai

Người làm Báo sẽ có nhóm công chúng riêng

Trước đây, các nhà Báo rất tự hào khi được một cơ quan báo chí lớn nào đó tuyển dụng; nhưng ngày nay, người làm Báo sẽ không còn quá coi trọng việc đó nữa bởi, thông qua các nền tảng miễn phí như: Blog, Vimeo, Youtube, Pod cast hay Instagram,… người làm Báo có thể tự sản xuất ra những sản phẩm truyền thông cho riêng mình. Họ có thể tự xây dựng cho mình một nhóm công chúng riêng và số lượng nhóm này chắc chắn sẽ không thua kém gì số người đọc báo truyền thống của các tòa soạn lớn.

Nếu như giới nghệ sĩ có câu lạc bộ những người hâm mộ, thì người làm Báo cũng có thể có cho mình những nhóm công chúng cố định; nhóm đó có thể bắt đầu từ mạng lưới gia đình, người thân, bạn bè và những người có chung sở thích hoặc có cùng một mối quan tâm.

Thông qua những công cụ phân tích công chúng như Google, người làm Báo có thể xác định chính xác công chúng của họ đang ở đâu, đang quan tâm đến điều gì, những người đó thường đọc và xem vào những thời điểm nào trong ngày, để từ đó mà đúc kết cho ra đời những sản phẩm phù hợp với thị hiếu người đọc, tạo ra món ăn tinh thần hằng ngày theo đúng thói quen, nhu cầu cũng như sở thích của một nhóm công chúng; từ đó nhà Báo sẽ tự xây dựng một lượng bạn đọc trung thành cho riêng mình.

Thông qua những công cụ phân tích công chúng như Google, người làm Báo có thể xác định chính xác công chúng của họ

Hiện nay, người lao động trong lĩnh vực Báo chí – Truyền thông không đơn thuần chỉ cung cấp các dịch vụ lao động theo yêu cầu của khách hàng nữa; thay vào đó, người làm Báo đã biết chủ động theo đuổi đề tài mà họ có thế mạnh, sau đó các cơ quan tổ chức nếu thấy cách làm phù hợp với mục tiêu truyền thông của họ sẽ tự tìm đến người làm Báo để cộng tác. Từ đó người làm Báo hoàn toàn có thể chủ động về nội dung và kỹ năng Báo chí chứ không bị mắc vào tình thế làm theo đơn đặt hàng ngắn hạn từ thị trường.

Hệ sinh thái Báo chí rộng mở

Ngày nay người làm Báo vẫn có thể tự đứng vững trên chính đôi chân của mình mà không nhất thiết phải làm việc cho cơ quan Báo chí nào; nhưng người làm Báo không thể đảm bảo chất lượng bài báo của mình nếu như không có một hệ sinh thái Báo chí đầy đủ. Hệ sinh thái Báo chí chính là các loại hình truyền thông tồn tại song song với nghề Báo, phụ thuộc hoặc hỗ trợ cho nghề Báo.

Nếu trước đây, người làm Báo chỉ có thể làm Báo viết, phát thanh – truyền hình, Báo điện tử hay tích hợp cả bốn loại hình Báo chí; thì hiện nay, do sản phẩm Báo chí cần phải được xuất hiện trên nền tảng có thể chia sẻ nhanh chóng được đồng thời có khả năng lưu chuyển dễ dàng, hệ sinh thái Báo chí đã xuất hiện thêm một số nhánh khác của Báo chí, chẳng hạn như: Truyền thông và trình chiếu các loại hình Báo chí Truyền thông (mediatheque).

Hệ sinh thái Báo chí là các loại hình truyền thông tồn tại song song với nghề Báo

Do sự mở rộng của hệ sinh thái Báo chí mà người làm Báo cũng cần có những kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm với tất cả các nhánh của hệ sinh thái này. Mặc dù người làm Báo có thể không thuộc bất cứ cơ sở nào nhưng bản thân họ vẫn cần có sự liên kết chặt chẽ với những người sẽ giúp cho sản phẩm Báo chí của họ đến được với công chúng nhanh nhất.

Không chỉ thay đổi cách thức làm việc của người làm Báo, hệ sinh thái Báo chí còn làm thay đổi phần nào công việc theo dõi báo chí của nghề PR. Trước đây, người làm PR phải thực hiện thao tác chọn lọc bài báo thủ công, thì ngay lúc này và mãi đến thời gian sau sẽ có dịch vụ đưa thẳng bài báo vừa xuất bản tới đúng người muốn đọc thông tin đó hoặc có liên quan đến thông tin đó.

Điểm cốt lõi của người làm Báo vẫn là khả năng viết

Dù có bao nhiêu năm đi chăng nữa, có bao nhiêu sự thay đổi xảy ra thì một điều sẽ không bao giờ thay đổi đối với ngành Truyền thông chính là kỹ năng dùng từ ngữ để cụ thể hóa những suy nghĩ trừu tượng của con người. Do đó, tiền đề đầu tiên chính là khả năng dùng chữ viết và lời nói để biến những suy nghĩ cá nhân thành ý kiến cộng đồng.

Tư duy có thể không quá chính chắn, hoàn hảo nhưng khi nó được nói ra, viết ra và được chia sẻ thì vẫn có thể tìm được nhóm công chúng cho riêng họ. Dùng ngôn ngữ để kiến tạo thông tin và nhận thức cho người khác chính là quyền năng chỉ có ở người làm việc trong lĩnh vực xã hội và nhân văn.

Kỹ năng viết bao gồm các khả năng: tư duy, sáng tạo với ngôn ngữ và tính kỷ luật trong lao động sáng tạo của nhà báo. Với người làm Báo, khả năng có thể là bẩm sinh hay phải qua quá trình rèn luyện nhưng dù có thể nào thì nó vẫn cần được mài dũa từng ngày để có thể liên tục thay đổi, phù hợp với dòng chảy của ngành nghề này.

Dùng ngôn ngữ để kiến tạo thông tin và nhận thức cho người khác chính là quyền năng chỉ có ở người làm việc trong lĩnh vực xã hội và nhân văn

Rèn luyện tốt khả năng sử dụng ngôn ngữ trong cả lời văn và lời nói chính là điều không thể thay đổi duy nhất đối với chuyên ngành Báo chí; và khi bạn đã muốn trở thành một nhà Báo chân chính thì việc rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ linh hoạt là điều vô cùng càng thiết.