Nghề Báo – anh mõ thời hiện đại!?

Truyền thuyết cho biết; Vua Hùng kén rể cho công chúa đã “sai người đi loan báo trong nước; ai thu được voi chín ngà, gà chín cựa… đem đến sớm được gả Mỵ Nương cho”. Đến thời bị giặc Ân xâm lược; vua đã cử sứ giả xuống các làng để cầu hiền, tìm người ra đánh giặc.

Nghề Báo – anh mõ thời hiện đại

Từ những thông tin trên, có thể thấy rằng; từ xa xưa, người cầm quyền trên đất Việt đã sử dụng một công cụ với chức danh “sứ giả” hay còn gọi là “anh mõ’. Anh mõ thường là người truyền lại lệnh của Vua đến toàn dân; và lịch sử đã chứng minh được rằng, vị trí của anh mỏ trong thời đại này không phải là nhỏ…

Vậy anh mõ là ai?

Nhà văn kiêm nhà báo Ngô Tất Tố (1894-1954) trong Thi văn Bình chú; xuất bản lần đầu vào năm 1941 cho biết: “Theo tục nhà quê, làng nào cũng có “mõ”. Mõ (thường gọi là thằng Mới) là đầy tớ chung của cả làng và do dân làng bằng lòng (bầu ra) cho làm. Mỗi khi làng có chính lệnh (lệnh của chính quyền) gì mới sai Mõ rao khắp nơi. Và trước khi rao phải đánh một hồi mõ để ai nấy hết hiệu mà lắng nghe. Nếu làng có việc cần phải hội họp thì nó xách cồng đi khua để giục mọi người đến đủ…”

Mõ rao thế nào? Người viết bài này tháng 9, 10 năm 1945; ngay sau khi Tổng Khởi nghĩa thành công đã nghe anh mõ “Đinh”; có lần rao như sau: “Chiềng làng thượng hạ, tún ni ra đềnh, họp bàn đi mết tinh…”

Còn theo lời cụ Nam thuật lại về anh mỏ cuối cùng của làng là cụ Sinh; anh mỏ này thường rao: “Trình làng, thượng hạ, Tây Đông, sáng mai ra đình ăn cỗ vạ”. Hữu Ngọ; nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam trong Từ điển văn hóa cổ truyền Việt Nam; Nhà xuất bản Thế giới in năm 1995, trang 413 viết: “Mõ làng – Người trong làng ai muốn sai cũng được.

Phải rao mõ mời làng đến họp, dự cỗ, xử án hay thông báo chính sách mới; khi họp, mõ phải trải chiếu, hầu điếu đóm các cụ… Nghề mõ thường là dân khốn cùng, ngụ cư mới chịu làm”.

Đó mới chỉ là cách nhìn của người dân; trên thực tế các bậc vua chúa đều phải nhờ đến anh mỏ để là sứ giả truyền đạt những ý chỉ, mệnh lệnh của mình tới mọi dân chúng.

Vua Lê Thánh Tôn (1441 – 1497) là một vị anh quân thứ nhất nước Việt Nam; là “Tao đàn nguyên súy”, tao đàn nhị thập bất tú (28 ngôi sao văn thơ)… Vua có một bài thơ nôm về mõ như sau:

“Gớm thay lớn tiếng lại dài hơi!

Làng nước ưng bẩu chẳng phải chơi,

Mộc đạc (mõ gỗ) vang lừng trong bốn cõi

Kim thanh (tiếng vàng – BT) rền rĩ khắp đôi nơi

Đâu đâu, đấy đấy đến nghe lệnh

Xã xã, dân dân phải cứ nhời

Trên dưới quyền hành tay cắt đặt

Một mình, một cỗ thỏa lòng xơi”

Về bài thơ này có bản chép khác:

“Mõ này cả tiếng lại dài hơi

Mẫn cán ra tay chẳng phải chơi…

Trên dưới trong ngoài tay cắt đặt

Một mình một chiếu thảnh thơi ngồi”.

Mõ là một người rất có uy quyền; mõ là kẻ lớn tiếng. Chức vụ do làng nước ưng bầu chứ không phải loại thường. Có khi tiếng mõ của nó vang lừng như lúc Thiên tử ban hành chính lệnh ở trong triều. Có khi giọng kim thanh của nó rền rĩ đôi nơi như Khổng Tử học đạo thống của các ông thánh đời trước. Do đó; đâu cần phải nghe lệnh, dân xã đâu đâu phải cứ lời. Không chỉ vậy; nó còn có quyền sắp đặt kẻ trên, người dưới và lúc ăn uống nó cũng ngồi riêng một cỗ; không thèm ngồi chung với ai.

Đến ngày nay; khi chữ viết, giấy in, báo điện tử đã quá phổ biến những hình ảnh anh mõ nào có mất đi, nó được chuyển đổi thành một hình thái mới bởi xã hội dù ở bất kì thời kì nào cũng đều cần có thông tin – truyền thông. Vậy phải chăng người làm Báo đang đảm nhận trọng trách của một anh mỏ; một lớp “anh mỏ” thời hiện đại.