Thế giới kỳ thú của sinh viên ngành Văn học

Văn học từ xưa đến nay vẫn được nhắc đến là một môn học chính cùng với Toán và Ngoại ngữ. “Văn học là nhân học”, bởi chẳng ai có thể trở thành một con người đúng nghĩa khi không học văn cả bởi nó dạy cho chúng ta cách sống, cách làm người. Tuy nhiên học Văn ở Đại học khác phổ thông và hay ho hơn rất nhiều. Hãy cùng tôi khám thế giới kỳ thú của sinh viên ngành Văn – Báo chí nhé.

ngành Văn – Báo chí

Các sinh viên ngành Văn – Báo chí Đại học Duy Tân

Văn học không hề lang mang, buồn ngủ

Đặc biệt, khác với chương trình học  truyền thống ở phổ thông, sinh viên ngành Văn khi bước chân vào trường Đại học sẽ được học về các kĩ năng nghề nghiệp gắn với truyền thông đại chúng, truyền thông doanh nghiệp và truyền thông xuất bản thông qua khối kiến thức truyền thông, PR, nghiệp vụ văn phòng thông qua các học phần: Báo chí truyền thông, Ngôn ngữ báo chí, Viết quảng cáo, Biên tập thông tin du lịch,  Biên tập văn bản báo chí, Truyền thông quan hệ công chúng, Tổ chức sự kiện, Báo chí về văn học nghệ thuật, Nghiệp vụ hành chính văn phòng…

Bên cạnh khối kiến thức thực tế, thực tập… chiếm tỉ lệ 13% thời lượng chương trình đào tạo, tỉ lệ thực hành trong mỗi học phần cũng chiếm 30-50% tổng thời gian. Các bạn sẽ được thường xuyên luyện tập khả năng đi tìm kiếm thông tin để viết tin, bài hoặc quay các clip quảng cáo, làm phóng sự, …  Điều này sẽ giúp các bạn trang bị các kỹ năng cần thiết cho công việc tương lai như thuyết trình, quản lý, điều hành và làm việc nhóm…

Tương lai tươi sáng với những cơ hội việc làm rộng mở

Cơ hội việc làm ngành Văn - Báo chí

Cơ hội việc làm ngành Văn – Báo chí

Tuổi sinh viên mộng mơ và đầy tươi đẹp rồi cũng sẽ qua mau, điều đọng lại trong mỗi chúng ta là những ước mơ, hoài bão trong tương lai. Tuy nhiên các bạn hãy yên tâm, ngành học này mang lại cho chúng ta những cơ hội việc làm vô cùng rộng mở. Không chỉ dừng lại ở việc dạy học và nghiên cứu, sinh viên Văn – Báo chí ra trường có thể đảm nhận các công việc:

– Nghiên cứu và giảng dạy văn học, văn hóa và ngôn ngữ tại các trường Đại học, Trung học; công tác tại các sở, viện, trung tâm nghiên cứu văn học, ngôn ngữ, văn hóa.

– Phóng viên, biên tập viên tại các Tòa soạn, đài truyền thanh, truyền hình.

– Hướng dẫn viên du lịch.

– Quản lý và tổ chức các sự kiện văn hóa nghệ thuật tại các sở, ban ngành địa phương.

– Chuyên viên truyền thông, viết kịch bản, xây dựng chiến lược tiếp thị và tổ chức chương trình quảng bá ấn phẩm văn hóa nghệ thuật.

– Viết bài quảng cáo, bài PR sản phẩm cho doanh nghiệp và nhà xuất bản.

Vậy mới thấy, không những được đắm mình trong một thế giới rộng mở với những ngôn từ bay bổng, sáng tạo mà còn có cơ hội tìm được những việc làm với thu nhập tốt hoàn toàn là điều có thể đối với các bạn sinh viên Văn – Báo chí.