Tìm hiểu về ngành Văn học

Nhiều thí sinh khi biết đến ngành Văn học thường e ngại lựa chọn vì không biết rằng mình sẽ học những gì và sau khi tốt nghiệp, công việc sẽ ra sao? Trong thực tế, ngành học này lại mở ra khá nhiều hướng đi với cơ hội việc làm triển vọng trong lĩnh vực nghiên cứu giảng dạy, báo chí, truyền thông,… Vậy thì còn chần chờ gì nữa, các sĩ tử hãy cùng nhau tìm hiểu về ngành Văn học này để có được sự lựa chọn sáng suốt nhất cho con đường học vấn của mình.

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Ngành Văn học là gì?

Ngành Văn học là một trong những ngành học thuộc lĩnh vực Khoa học Xã hội & Nhân văn. Sinh viên sẽ được trang bị kiến thức về Văn học Việt Nam trong tiến trình văn học dân tộc, về nền văn học của các nước như Nga, Tây Âu, Nhật Bản, Trung Quốc,… và các kiến thức về ngôn ngữ học. Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị các kỹ năng phân tích, phê bình các tác phẩm, tác giả và trào lưu văn học.

Sau khi hoàn thành xong các tín chỉ bắt buộc, sinh viên có thể lựa chọn các tín chỉ tự chọn theo ngành nghề mà mình mong muốn. Những ai muốn đi theo con đường báo chí và truyền thông sẽ tập trung học các môn như: Phỏng sự & Điều tra, Phỏng vấn, Kỹ năng dẫn chương trình truyền hình,… ; còn những ai theo con đường nghiên cứu giảng dạy sẽ chuyên sâu về kỹ năng cảm thụ văn bản, kỹ năng giảng dạy, làm giáo án,… Đồng thời, các khóa học như: nghiệp vụ báo chí, nghiệp vụ sư phạm, nghiệp vụ thư ký và quản trị văn phòng, nghiệp vụ phát thanh MC,… sẽ giúp sinh viên tích lũy thêm nhiều kiến thức và kỹ năng chuyên môn cho công việc sau này.

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Trên cả nước, có rất nhiều trường đại học hiện đang đào tạo ngành Văn học như: Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, Đại học Duy Tân, Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh,… Tuy nhiên, sự khác biệt lớn nhất trong đào tạo ngành Văn học tại Đại học Duy Tân là áp dụng phương pháp đào tạo PBL (Problem-Based Learning/Project-Based Learning – Học theo Vấn đề/Học theo Dự án). Đây là phương pháp đào tạo được nhiều quốc gia có nền giáo dục phát triển áp dụng nhằm giúp sinh viên nắm bắt tốt kiến thức, tư duy sáng tạo và phản ứng nhanh trước nhịp sống xã hội đang biến đổi từng ngày như hiện nay.

Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên văn báo chí

Nhu cầu thị trường việc làm cho các cử nhân Văn học khá đa dạng, sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực và đảm nhiệm các vị trí khác nhau. Chẳng hạn như:

  • Phóng viên, biên tập viên ở các tòa soạn báo.
  • Người dẫn chương trình tại các Đài phát thanh và truyền hình trên cả nước.
  • Chuyên viên Truyền thông tại Bộ, Sở Truyền thông – Thông tin; các trường Cao đẳng, Đại học trong cả nước.
  • Giáo viên Văn tại các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông.
  • Giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng.
  • Nhân viên văn thư, Cán bộ hành chính trong các cơ quan nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân.
  • Nhân viên Content – Marketting tại các công ty truyền thông.
  • Nhân viên tại các trung tâm tổ chức sự kiện.

>> Xem thêm: Sinh viên ngành văn học cần có những kiến thức gì (đang update)