Cơ hội nghề nghiệp
Những lí do bạn nên chọn ngành Báo chí
Nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn giữa việc chọn hay không chọn ngành Báo chí thì bài viết dưới đây sẽ cho bạn thêm một vài thông tin về ngành học này trước khi đưa ra quyết định.
Khi thời đại số bùng nổ, mỗi ngày mỗi giờ các tin tức liên tục được cập nhật hỗ trợ tối đa cho con người tiếp cận kịp thời với những sự kiện nóng hổi trong và ngoài.
Để được như vậy những người làm công việc báo chí đã và đang cố gắng hết sức mình; nhưng thông tin thì nhiều và liên tục nhưng số lượng nhà báo lại có giới hạn nên nguồn nhân lực đối với ngành này luôn khan hiếm, chính vì lẽ đó ngành Báo chí đang là ngành học nhận được nhiều sự quan tâm của giới trẻ hiện nay. Việc trở thành sinh viên ngành Báo chí và gắn bó với con đường đó sau này là sự lựa chọn không hề tồi chút nào.
Rèn luyện sự năng động, xử lí được mọi vấn đề
Nếu thiếu sự tự tin và năng động bạn sẽ không thể học tốt ngành Báo chí. Tuy nhiên, không phải ai ngay từ đầu đã có được tính cách năng động và sinh viên ngành Báo chí cũng không phải là ngoại lệ.
Báo chí chính là môi trường tuyệt vời để bạn rèn luyện những kỹ năng này. Hãy thử đặt giả thuyết, nếu như đám bạn xung quanh bạn đều tự tin hoạt ngôn, bạn sẽ cảm thấy thua kém đúng không nào? Dần dần, bạn sẽ năng động hoạt bát hơn vì môi trường xung quanh vốn đã có được điều đó, bạn sẽ dần mất đi sự nhút nhát, rụt rè trước đó.
Được trải nghiệm thực tế nhiều hơn
Riêng với đặc thù ngành Báo chí, nhà trường thường xuyên khiến khích các bạn phải đi thật nhiều. Không cần nói đâu xa, ngay nững bài tập thực hành tại lớp đã yêu cẩu các bạn phải đi ra bên ngoài, học cách nhìn nhận, đánh giá về những sự vật, sự việc, con người khác nhau.
Phát triển khả năng làm việc nhóm
Ngành Báo chí bao gồm nhiều môn học đòi hỏi tính tập thể, vì thế đây là cơ hội tốt để bạn năng cao khả năng làm việc đội/ nhóm của mình. Thông qua các bài thuyết trình, bài tập,… bạn chính là nhân tố quan trọng, kết hợp cùng những người khác để cho ra đời một sản phẩm hoàn chất lượng nhất.
Nhiều điều kiện khẳng định bản thân
Đã bao giờ bạn tự đặt cho mình câu hỏi: “Đâu mới là môi trường tốt nhất để khẳng định bản thân mình?” Một trong những câu trả lời hoàn hảo nhất có lẽ chính là môi trường Báo chí. Bất kì ai cũng có cái tôi của riêng mình và luôn muốn được khẳng định nó, khi trở thành một sinh viên ngành Báo chí bạn sẽ có không ít cơ hội như thế với các bài thuyết trình và bài tập cá nhân.
Muốn trở nên xuất sắc trong bất cứ công việc gì bạn đều phải thật sự nổ lực và ngành Báo chí cũng không phải là ngoại lệ. Không có sự cầu tiến bạn đừng bao giờ mong có thể vượt mặt được người khác.
Ngành Báo chí học ở đâu tại miền Trung?
Với chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ, sinh viên chuyên ngành Văn Báo chí Đại học Duy Tân có thể liên thông ngang, liên thông dọc các ngành khác như: Quan hệ Quốc tế, Văn hóa Du lịch. Đại học Duy Tân có một đội ngũ giảng viên cơ hữu luôn giảng dạy hết mình để cung cấp cho sinh viên những kiến thức đầy đủ nhất về cả Báo chí và Văn học.
Ngoài ra, sinh viên ngành Văn Báo chí trường Đại học Duy Tân còn được đào tạo những kiến thức chuyên sâu về Báo chí như: Ngôn ngữ Báo chí, Đạo đức Báo chí, Cơ sở Lý luận Báo chí, Luật Báo chí, Báo điện tử, Truyền hình, Báo in, Báo nói, Tác phẩm Báo chí, Lịch sử Báo chí; cùng những kỹ năng cần thiết để có thể làm việc được trong lĩnh vực báo chí như: Phỏng vấn, Ghi nhanh, Viết tin và Tường thuật, Chụp hình, Quay phim…
Đây chính là cơ hội tuyệt vời cho sinh viên không chỉ được trao dồi khả năng làm việc nhóm mà còn là cách để các bạn được khẳng định bản thân một cách rõ nét nhất, qua đó các bạn càng thêm tự tin và có tình yêu với ngành học mà mình đang theo đuổi.
Với những gì được đào tạo trong nhà trường sinh viên ngành Văn Báo chí – Đại học Duy Tân sau khi ra trường sẽ có cơ hội trở thành:
– Công tác ở các cơ quan văn hóa – văn nghệ của tỉnh, thành phố, đến các huyện, xã, và văn phòng đại diện của các cơ quan trung ương.
– Đảm nhiệm công tác văn hóa – xã hội ở Uỷ ban Nhân dân các cấp.
– Làm phóng viên, biên tập viên, thư ký ở các tòa soạn báo, các nhà xuất bản, các đài phát thanh và truyền hình…
– Giảng dạy văn học ở các bậc học phổ thông và các trường trung cấp, cao đẳng (nếu có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm)
– Tham gia vào các hoạt động giao lưu giữa văn hóa văn học Việt Nam với các nước trong khu vực và các nước khác trên thế giới.
– Có đủ khả năng để tiếp tục học lên trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ.
Hy vọng từ những chia sẻ trên những bạn đang có ý định trở thành một nhà báo sẽ có thêm thông tin bổ ích và đưa ra được lựa chọn sáng suốt nhất.