Áo dài và Tự lực Văn đoàn: Những tư liệu mới

Với công trình nghiên cứu “Áo dài Lemur và bối cảnh Phong Hóa & Ngày nay” những tư liệu về chiếc áo dài Việt Nam (gắn liền với tên tuổi họa sĩ Cát Tường) đã được công bố đầy đủ.

Công trình nghiên cứu “Áo dài Lemur và bối cảnh Phong Hóa & Ngày nay”

Nhà thiết kế Sĩ Hoàng đã nhận xét: “Không chỉ là cuốn sách viết về tác giả tác phẩm; nó còn như một cuốn sử học về áo dài phát triển trong bối cảnh xã hội Việt Nam thời bấy giờ; trước và sau chiến tranh, của một số phận tài hoa; gắn với tà áo hoa gấm cho biểu tượng văn hóa đẹp của người Việt đến bây giờ”.

Để có được cái duyên này; thực ra do nhà nghiên cứu Phạm Thảo Nguyên vốn là con dâu của nhà thơ Thế Lữ – một trong những vị chủ soái của Tự Lực Văn đoàn. Chính tờ Phong Hóa & Ngày Nay là nơi đã tạo điều kiện cho họa sĩ Cát Tường thể hiện; trình bày về “cấu trúc” của chiếc áo dài Việt Nam thuở ban đầu. Toàn bộ những gì liên quan công việc có tính cách tiên phong này; con trai họa sĩ Cát Tường là ông Nguyễn Trọng Hiền đã sưu tầm, gìn giữ hơn nửa thế kỷ; nay đã trao cho nhà nghiên cứu Phạm Thảo Nguyên công bố.

Với tập sách này; đầu tiên chúng ta sẽ được tiếp cận với đầy đủ những hình ảnh; trang viết có liên quan đến việc “sáng chế” ra chiếc áo dài. Những tư liệu quý giá này đã giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về những đóng góp của họa sĩ Cát Tường.

GS Cao Huy Thuần hết sức ngạc nhiên: “Đọc sách này của chị Phạm Thảo Nguyên; tôi mới được biết ông Cát Tường không phải chỉ vẽ một mẫu áo mà nhiều mẫu áo dài khác nhau để mặc tùy mỗi hoàn cảnh; khi đi dự tiệc, khi đi chơi mát, khi hóng gió biển, khi trời lạnh mùa đông, khi nóng bức mùa hè, khi xuân đến, khi thu sang; mùa nào màu sắc náy, ngày đêm đậm nhạt đổi thay, sang trọng, duyên dáng, thướt tha, hoa bay bướm lượn”.

Từ trước đến nay; chúng ta chỉ loáng thoáng về vai trò của họa sĩ Cát Tường thì với những tài liệu đã được công bố; chúng ta biết từ năm 2013, nước Nhật đã vinh danh ông trong “Đại từ điển danh nhân thế giới” là: Một nhà họa sĩ và nhà thiết kế tân tiến lớn.

Tác giả Phạm Thảo Nguyên (trái) và cô Hồng Tước

Không chỉ có vậy; ở cuốn sách này nhà nghiên cứu Phạm Thảo Nguyên đã bỏ rất nhiều công sức để dụng lại rõ nét nhất tiến trình hoàn thành, phát triển của nhóm Tự lực Văn đoàn. Tác giả đã khai thác được nhiều tài liệu từ dòng họ của Nhất Linh và những thành viên khác của trong nhóm Tự lực Văn đoàn.

Từ những gì đã thu thập được; nhà nghiên cứu Phạm Thảo Nguyên cho rằng sở dĩ tờ Phong Hóa & Ngày Nay trở thành cơ quan ngôn luận hàng đầu; có số lượng in nhiều nhất thời bấy giờ là do nhóm Tự lực Văn đoàn đã có chủ trương: Tờ báo phải đẹp, phải mỹ thuật, đi vào con đường canh tân văn hóa dân tộc; dùng văn chương để canh tân xã hội. Chính họ; với vai trò điều hành cơ quan ngôn luận đã góp phần lớn trong việc thúc đẩy sự ra đời của Thơ Mới, tân nhạc,…

Với việc tiếp tục đưa ra nhiều thông tin thú vị chưa từng được nói đến trước đây; tập sách này đã có nhiều đóng góp thêm trong việc nghiên cứu; đánh giá về vai trò của Tự lực Văn đoàn trong tiến trình văn học Việt Nam.