Những câu hỏi thường gặp trong ngành Báo chí

Hiện nay, Ngành Báo chí đang rất phát triển và được nhiều bạn trẻ quan tâm; bởi môi trường làm việc năng động, tự do, sáng tạo; cống hiến cho công việc, cho những điều mình thích. Đồng thời; cơ hội việc làm ngành Báo chí đa dạng với mức lương hấp dẫn. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về ngành học này. Dưới đây sẽ là những câu hỏi thường gặp trong ngành Báo chí giúp bạn hiểu hơn về ngành nghề này.

câu hỏi ngành Báo chí
Những câu hỏi thường gặp trong ngành Báo chí

Ngành Báo chí học trường nào?

Có phải bạn đang hoang mang vì chưa biết trường đào tạo ngành Báo chí nào phù hợp với bạn không?

Trước tiên để chọn một ngôi trường phù hợp; bạn hãy cố gắng xác định năng lực và nhu cầu của bản thân bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

  • Bạn muốn học gần nhà hay học xa nhà?
  • Gia đình bạn có thể chi trả học phí bao nhiêu/ kỳ?
  • Điểm thi THPT Quốc gia của bạn qua các lần thi thử là bao nhiêu?

Việc bạn muốn học gần nhà hay xa nhà sẽ giúp bạn khoanh vùng được địa điểm học. Còn việc xác định khả năng chi trả của bố mẹ sẽ giúp bạn chọn được môi trường mà bạn có thể thoải mái học tập mà không lo vấn đề tiền bạc.

Sau cùng nhưng không kém phần quan trọng đó là: xác định điểm thi qua các lần thi thử THPT Quốc gia. Điều này sẽ giúp bạn xác định được năng lực của bản thân để từ đó tìm được ngôi trường phù hợp.

đào tạo ngành Báo chí
Trường đào tạo ngành Báo chí nào phù hợp với bạn?

Ngành Báo chí học những môn gì?

Cũng như bao ngành khác; sinh viên theo học ngành Báo chí sẽ được học 3 khối: khối đại cương, khối kiến thức cơ sở ngành và cuối cùng là khối chuyên ngành.

Khối đại cương gồm các môn:

  • Pháp luật đại cương.
  • Kinh tế học Đại cương.
  • Lịch sử văn minh thế giới.
  • Triết học Mác Lê Nin.
  • Logic học đại học…

Khối kiến thức cơ sở ngành gồm các môn:

  • Báo chí truyền thông đại cươn
  • Pháp luật và đạo đức báo chí
  • Khoa học quản lý đại cương
  • Tâm lý học giao tiếp…

Khối kiến thức chuyên ngành gồm:

  • Kỹ năng viết báo in
  • Kỹ năng viết báo điện tử
  • Ảnh báo chí
  • Kỹ năng viết cho phát thanh, truyền hình
  • Sản xuất ấn phẩm báo chí…
Ngành Báo chí học gì?
Ngành Báo chí học những môn gì?

Mức lương ngành Báo chí cao không?

Bạn cảm thấy cơ hội việc làm ngành Báo chí quá rộng và không biết tốt nghiệp xong sẽ làm công việc gì? Bạn càng không biết mức lương ngành Báo chí cao không? Công việc như thế nào? Đây sẽ là hai yếu tố để xét lương bổng cho ngành báo chí là: kinh nghiệm và địa điểm làm việc:

  • Về kinh nghiệm làm việc, nếu bạn làm từ 1 – 3 năm thì mức lương trung bình dao động từ 7 – 10 triệu đồng/ tháng. Từ 3 năm trở lên thì thu nhập của bạn dao động từ 15 – 20 triệu.
  • Về địa điểm làm việc, nếu bạn làm ở các cơ quan của nhà nước: đài truyền hình lớn, hoặc tòa soạn lâu năm, mức lương của bạn sẽ rất cao. Những cơ quan bình thường thì mức lương trung bình cũng dao động từ 7 – 11 triệu.

Đa phần những câu hỏi về ngành Báo chí đều xoay quanh việc đào tạo và đãi ngộ sau khi tốt nghiệp. Ở trên chính là ba câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm nhất. Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về ngành Báo chí cũng nhưng có cho bản thân định hướng chính xác về công việc trong tương lai.