Khi nhà báo phải tự bảo vệ mình trước dư luận

Trong năm 2018 vừa qua, Báo chí vẫn luôn đóng góp to lớn trong việc truyền bá thông tin và giúp mọi người xích lại gần nhau hơn. Tuy nhiên trong thế giới càng phẳng như hiện nay, công việc của những nhà báo lại càng khó khăn hơn lúc nào hết. Thế giới phẳng đấy, nhưng cũng đầy hỗn loạn. Và nhà báo buộc phải tự bảo vệ mình.

“Kền kền chờ đợi”

“Kền kền chờ đợi” là tên một bức ảnh được đăng lần đầu tiên trên tờ The New York Times vào ngày 26/3/1993. Sau khi hình ảnh này được đăng, có vô số người đã gửi thư đến tòa soạn hỏi thăm về số phận đứa trẻ. Theo đó, đứa bé đã đến được trạm cứu dưỡng và Carter – người chụp bức ảnh đó đã đuổi con diều hâu đi.

Bức ảnh “Kền kền chờ đợi”

Bức ảnh “Kền kền chờ đợi”

Thế nhưng, chính Carter đã bị dằn vặt bởi quá nhiều người hỏi anh: “Tại sao không cứu đứa trẻ mà lại đi chụp ảnh?” Đến ngày 27/7/1994, cảnh sát phát hiện anh đã qua đời trên chiếc ô tô của mình vì ngộ độc khí ga. Anh để lại một lá thư: “Tôi hoàn toàn suy sụp, không điện thoại, không tiền thuê nhà, không tiền nuôi con, không tiền trả nợ… Tôi bị ám ảnh bởi những ký ức sờ sờ về sự chết chóc, những xác chết, cơn giận dữ và nỗi đau… về những đứa trẻ chết đói… về những người đàn ông điên khùng, thường là những kẻ hành hình…”.

Vâng, nhà báo Carter của chúng đã không trụ nổi áp lực từ dư luận – thứ mà chính anh thường tạo ra.

Ronaldo Schemidt

Là phóng viên kỳ cựu của hãng tin AFP, bức ảnh người đàn ông bị lửa bắt cháy chụp được vào ngày 3/5/2017, trong một cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình chống Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đã giúp Ronaldo Schemidt giúp chạm tay đến giải thưởng ảnh danh giá nhất dành cho ảnh báo chí toàn cầu – Bức ảnh của Năm (Photo of the Year) của World Press Photo.

Người đàn ông trong bức hình này là Salazar, anh đã bị bắt lửa từ một chiếc xe máy bị nổ. Salazar đã không chết. Anh đã được cứu sống ở một bệnh viện địa phương gần đó với mức bỏng độ 1 và 2.

Bức ảnh của Năm (Photo of the Year) của World Press Photo

Ronaldo Schemidt đã chụp lại được toàn bộ quá trình dập lửa cứu người này. Ban tổ chức World Press Photo 2018 đã dành một góc trang trọng để trưng bày toàn bộ những bức ảnh mà Ronaldo Schemidt chụp khi mọi người tập trung dập lửa và cứu được Salazar.

Khác với Carter, Ronaldo Schemidt đã an toàn trước dư luận. Bởi anh đã có một câu chuyện được những bức ảnh kể lại. Anh đã tự vệ thành công trước dư luận – thứ vốn không bao giờ đủ bình tĩnh để công bằng trong phán xét. Anh đã không phải đối mặt với bi kịch của Kevin Carter.

Có thể nói, chính bản thân các nhà báo phải có đủ mạnh mẽ để vượt qua dư luận chứ không ai có thể giúp các bạn được!