Nhịp điệu thơ – ký hiệu thẩm mỹ nghệ thuật

Thơ nói chung và ca dao dân gian nói riêng là phương thức biểu hiện trữ tình. Thơ được hình thành nhờ mối rung cảm thầm kín giữa con người và cuộc sống. Nhịp điệu trong thơ luôn là một tín hiệu quan trọng để người đọc khám phá, giải mã những kí hiệu thẩm mỹ nghệ thuật.

Nhịp điệu trong thơ luôn là những kí hiệu thẩm mỹ nghệ thuật.

Nhịp điệu trong thơ luôn là những kí hiệu thẩm mỹ nghệ thuật.

Ví dụ như câu ca dao sau:

Tháng giêng tháng hai, tháng ba, tháng bốn

Tháng khốn, tháng nạn

Đi vay, đi dạm

Được một quan tiền

Ra chợ Kẻ Giêng

Mua con gà mái về nuôi

Nó đẻ ra mười trứng

Một trứng: ung

Hai trứng: ung

Chớ than phận khó ai ơi

Còn da lông mọc, còn chồi lên cây.

Nhịp thơ ngắt quãng, từng chữ rơi ngắt quãng như giọt nước mắt khóc cho những xót xa nuối tiếc, khi người nghèo còn gặp những điều xui xẻo. Và càng xót xa hơn, khi con người mang trong mình những khát vọng và ước mơ, có khả năng vươn tới bầu trời cao rộng nhưng tiếc rằng lại không đạt được như ý muốn. Và hai dòng lục bát cuối như lời tự động viên bản thân để nỗ lực hơn. Đây chính là minh chứng cho nhịp khác thường của ca dao cũng như nhịp lỡ của trái tim nghệ sĩ dân gian.

Cũng giống như văn học thành văn, nhịp của ca dao hay tục ngữ đều tạo nên tính nhạc chất thơ, sự hòa đối trong từng câu từng chữ.

Cũng giống như văn học thành văn, nhịp của ca dao hay tục ngữ đều tạo nên tính nhạc chất thơ, sự hòa đối trong từng câu từng chữ.

Cũng giống như văn học thành văn, nhịp của ca dao hay tục ngữ đều tạo nên tính nhạc chất thơ, sự hòa đối trong từng câu từng chữ. Nhịp của ca dao nói riêng và của văn chương nói chung bao giờ cũng phản ánh nhịp đời, âm vang nhịp điệu của cuộc sống muôn màu, nhịp tâm hồn, nhịp trái tim người nghệ sĩ. Thơ với người là một ngôn ngữ, giai điệu với tiếng lòng hòa một. Thể thơ lục – bát đã hay và Lục bát biến thể lại càng hay, cái quanh co của điệu hồn, bộc lộ qua cái nhấn nhá trong điệu ngắt. Cái khúc mắc trong tâm tình, hiện hình trong cái gập ghềnh trúc trắc của nhịp điệu:

Một chờ, hai đợi, ba trông

Bốn thương, năm nhớ, bảy tám chín mong, mười tìm.

Bài ca dao sử dụng thể lục bát biến thể. Ở dòng thơ bát có sự tăng lên về số âm tiết, từ đó dẫn đến sự thay đổi về ngắt nhịp, vị trí gieo vần, thanh điệu, 5/10 âm tiết của dòng thứ hai là thanh trắc. Sự gia tăng số lượng âm tiết ở dòng bát đã góp phần diễn tả những khó khăn, trắc trở thực tế mà đôi lứa yêu nhau phải trải qua, đồng thời nhấn mạnh quyết tâm vượt qua khó khăn, thử thách để  họ đến với nhau trong tình yêu chung thủy.

Dẫn ra một bài ca dao nữa, ta sẽ dễ dàng rút ra kết luận: Sự bất thường của thanh điệu, như sự khác thường của nhịp lòng, nhịp trái tim, đó là những phút lặng của tâm hồn, không dễ gì diễn tả hết:

Trời xanh dưới nước cũng xanh

Trên non gió thổi dưới gành sóng xao

Bấy lâu cách liễu trở đào

Chim trong lồng chim thảm, cá dưới ao cá sầu.

Bài ca dao như một lời than, lời oán thán số phận. Bằng những hình ảnh cụ thể, sinh động, tác giả dân gian đã nói rất khéo với chúng ta về nỗi niềm của nhân vật trữ tình: nhớ và buồn da diết khi tình cảm lứa đôi bị chia lìa, cách trở. Nhân vật trữ tình, đối tượng trữ tình trong bài ca dao này khó có thể xác định cụ thể. Song cho dù đó là chàng trai hay cô gái thì đó cũng là người có tình cảm sâu sắc bởi cách trở đã lâu mà vẫn đau đáu một nỗi niềm nhung nhớ. Bài ca dao làm theo thể thơ truyền thống: lục bát nhưng dòng thơ cuối đã có sự gia tăng về số lượng âm tiết (biến thể) mượn những hình ảnh ẩn dụ (chim, lồng, cá…); nhân cách hoá (chim, cá biết sầu, thảm) để nhấn mạnh nỗi thảm sầu  trong hồn người “ái biệt ly”. Như vậy, lục bát biến thể thường được dùng để diễn tả những nội dung trữ tình khác thường, thường là để nhấn mạnh vào nội dung biểu đạt nào đó. Sự khác thường trong nhịp điệu của lục bát biến thể được biểu hiện ở sự thay đổi vị trí gieo vần (vần tiếng thứ 6 sang tiếng thứ 4), thay đổi về âm vực (bằng-> trắc), thay đổi số lượng âm tiết (ít hoặc nhiề hơn), thay đổi nhịp điệu (chẵn ->lẻ). Theo quan niệm của tác giả Mai Ngọc Chừ: “Lục bát biến thể được quan niệm là nhưng câu ca dao có hình thức lục bát nhưng không khít khịt “trên sáu dưới tám” mà có sự co giãn nhất định về số lượng âm tiết”.

Với tất cả những yếu tố đó, thơ lục bát có khả năng diễn đạt nhiều cung bậc tình cảm, vì thế có nhà thơ đã gọi thể thơ lục bát là “thể thơ vạn năng”. Khi nói đến nhịp điệu là nói đến tác dụng thể hiện tình cảm như là một yếu tố nghệ thuật, và điều đó thì lục bát biến thể là trường hợp rất đáng chú ý. Cái khác thường của lục bát biến thể là cái khác thường trong xúc cảm, tình cảm của con người. Những thuận lý, nghịch lý, giằng xé, đan chéo dường như được thể hiện nhiều hơn trong lục bát biến thể:

Chồng gì anh/ vợ gì tôi

Chẳng qua / là cái nợ đời/ chi đây

Câu trên là “ăn miếng trả miếng” thật cân đối, nhưng có cái gì dằn vặt, trớ trêu cho nên nhịp điệu cũng trở nên bất thường.

Trời mưa ướt bụi/ ướt bờ,

Ướt cây/ ướt lá/ ai ngờ ướt em.

Chỉ 2 câu lục bát mà có đến 5 chữ “ướt”: thể hiện khẳng định điều lo lắng. Nhịp 2/2 nghe thật nhẹ nhàng, bình thản mà thẳm sâu trong từng tiếng là sự dằn vặt, nỗi hờn ghen, tức tưởi.

Những câu ca trên ta thấy tác giả không chăm chút từ ngữ, cách diễn tả như khẩu ngữ thường ngày nhưng đều lột tả được cảnh huống, tâm trạng. Cái đẹp là sự giản dị. Vì câu thơ đã nói lên được những cảnh, việc tiêu biểu, đại diện cho tâm trạng tiếng lòng của bao người bởi vậy mà nó trở nên hấp dẫn. Hay lúc này không phải hình ảnh ngôn từ, cũng không phải hình ảnh vật liệu mà hay là do từ dùng sắc sảo, nhịp điệu sát tâm trạng. Như vậy, nhịp điệu thể thơ lục bát khá đa dạng, linh hoạt, không chỉ có nhịp điệu 2/2 đều đặn, dàn trải mà có nhịp chẵn và nhịp lẻ với các kiểu cấu trúc 2/4, 4/4, 2/1/1/2/2, 3/3, 5/5… Việc kết hợp cả vần lưng và vần chân là nét đặc trưng riêng của thể lục bát. Nó được chi phối bởi luật hòa phối âm thanh. Ở dòng bát, vần lưng và vần chân bao giờ cũng đối lập nhau về âm vực: nếu vần lưng mang một thanh thuộc âm vực thấp (huyền) thì vần chân nhất thiết phải mang một thanh có âm vực cao (không dấu) và ngược lại:

Hôm qua anh đến chơi nhà

Thấy mẹ nằm võng thấy cha nằm giường

Thấy em nằm đất anh thương

Anh đi mua gỗ đóng giường tám thang

Điều này làm cho thể thơ lục bát có sự cộng hưởng âm thanh, câu thơ đọc lên nghe ngân vang, mang tính nhạc cao.

Nhịp điệu của thở như những nốt nhạc gõ lên mặt trống của tâm hồn, đánh thức mọi tâm hồn rung ngân cùng câu ca. Nhịp điệu cũng là một chất liệu chủ yếu để khám phá sâu hơn nơi lắng đọng của tâm hồn người Việt trong thơ.