Những lễ hội được người dân miền Bắc đón chờ trong dịp xuân về

Sau những ngày Tết nguyên đán vừa qua, những ngày sau Tết chính là dịp để diễn ra những lễ hội lớn trong năm cầu mong cho một năm may mắn, nhiều tài lộc. Những lễ hội xuân ở miền Bắc thường diễn ra từ mùng 4 Tết Âm lịch cho tới 7/3 Âm lịch.

  1. Lễ hội chùa Keo – Mùng 4 Tết ở Vũ Thư (Thái Bình)

Thoạt nghe về tên lễ hội này, chúng ta đã hình dung ra địa điểm diễn ra lễ hội này là chùa Keo, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Lễ hội này tổ chức vào ngày 4 Tết Nguyên đán.

Lễ hội chùa Keo

Lễ hội chùa Keo

Hội chùa Keo xuất phát từ tục thờ thiền sư Không Lộ, ông là người có công chữa bệnh cho vua Lý Thánh Tông, về sau được phong làm Quốc Sư. Trong lễ hội này còn có các trò chơi dân gian truyền thống, giải trí gắn liền với sinh hoạt của cư dân nông nghiệp.

  1. Hội gò Đống Đa (Hà Nội) – Mùng 5 Âm lịch

Hội gò Đống Đa năm nào cũng diễn ra vào ngày mùng 5 Tết Nguyên Đán tại gò Đống Đa, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Ðây là lễ hội diễn ra nhằm mục đích ăn mừng chiến thắng lẫy lừng trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, do Hoàng đế Quang Trung (Nguyễn Huệ) lãnh đạo.

Hội gò Đống Đa

Hội gò Đống Đa

Lễ hội diễn ra ngay từ sáng sớm, gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ bao gồm lễ tái hiện khung cảnh rước thần mừng chiến thắng từ đình Khương Thượng về gò Ðống Ða trong không khí hân hoan, vui mừng. Đoàn diễu hành di chuyển chậm rãi mang tính hoành tráng của cuộc mừng đón chiến công.

Phần hội có nhiều trò chơi vui khỏe, thể hiện rõ tinh thần thượng võ. Đặc biệt là trò rước Rồng lửa Thăng Long. Con rồng được bện bằng rất nhiều rơm, giấy màu và tạo thành hình con rồng, một tốp thanh niên bận võ phục đi quanh, biểu diễn côn, quyền như tái hiện lại cuộc chiến đấu đã qua.

  1. Lễ hội Cổ Loa – Từ mùng 6 đến 16 Âm lịch

Là một trong những lễ hội kéo dài miền Bắc, lễ hội Cổ Loa bắt đầu từ mồng 6 đến 16 tháng Giêng âm lịch tại đền thờ An Dương Vương ở xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội nhằm tưởng nhớ An Dương Vương, người có công lập nước.

Sáng mồng 6 Tết, phần lễ được khai mạc bằng đám rước Văn với 5 lá cờ tượng trưng cho ngũ hành, phường bát âm, giá văn tế đặt trong kiệu Long đình, có lọng, tàn che. Sau đám rước Văn là màn tế lễ diễn ra quá giờ ngọ (12 giờ trưa).

Lễ hội Cổ Loa

Lễ hội Cổ Loa

Phần hội có nhiều trò chơi khác nhau diễn ra: chơi đu, thổi cơm thi, hát trù, hát chèo…

  1. Lễ hội Chùa Hương (Hà Nội)

Hội chùa Hương cũng là một lễ hội có tuổi đời khá cao ở Việt Nam. Lễ hội này diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, trong địa phận huyện Mỹ Đức, Hà Nội, đây là một nét đẹp văn hóa tín ngưỡng đạo Phật của người dân Việt Nam.

Lễ hội Chùa Hương được người dân mong chờ dịp đầu năm mới

Lễ hội Chùa Hương được người dân mong chờ dịp đầu năm mới

Lễ hội chùa Hương là nơi hội tụ các sinh hoạt văn hóa dân tộc độc đáo như bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn…

  1. Hội chợ Viềng (Nam Định) – Mùng 8 tháng Giêng

Lễ hội này diễn ra tại xã Kim Thái, huyện Vụ Bản và thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.

Hội chợ Viềng (Nam Định)

Hội chợ Viềng (Nam Định)

Lễ hội thu hút nhiều người làm ăn đến tham dự. Tại hội chợ Viềng chủ yếu bán các cây trồng, vật nuôi: từ cây trồng để lấy gỗ, cây hoa cây cảnh, các loại cây ăn quả, thậm chí cả cây cà, cây chanh, cây ớt. Và sau nữa là đến các vật dụng sản xuất nhỏ của nhà nông như cái cày, cái cuốc, quang gánh hay những vật dụng cần thiết cho cuộc sống như quần áo, giày dép, gạo, thịt… Hàng năm hội chợ Viềng thu hút hàng nghìn du khách để cầu may cầu lộc đầu xuân.