Kỹ năng cho sinh viên ngành Văn Báo chí

Ngành Văn Báo chí là ngành đào tạo ra những Phóng viên, Biên tập viên, Chuyên viên sự kiện – truyền thông, giảng viên văn học, nhà nghiên cứu về văn học,… Sinh viên khi theo học ngành Văn Báo chí ngoài việc nắm vững kiến thức chuyên môn thì cần trang bị cho mình những kỹ năng sau:

(Ảnh minh họa)
  • Kỹ năng nghề nghiệp như

Khả năng tư duy lí luận, khoa học thực tiễn trong việc tham mưu, quản lý cơ quan báo chí. Biết cách tổ chức công việc hiệu quả, tự hoạt động độc lập trong phát hiện, khai thác thông tin.

Như ở Đại học Duy Tân, chương trình đạo tạo ngành Văn Báo chí của nhà trường còn rèn luyện có sinh viên có kỹ năng cơ bản trong sử dụng các phương tiện kĩ thuật và công nghệ mới trong hoạt động truyền thông đại chúng, thể hiện khả năng thích nghi trong môi trường hoạt động nghề nghiệp đa phương tiện và kỹ thuật số; kỹ năng sử dụng thành thạo máy quay phim, máy ảnh, máy ghi âm…, sử dụng các phần mềm xử lý thông tin ở cấp độ cơ bản. Đây là những kỹ năng thiết yếu cần phải có đối với những nhà báo, biên tập viên trong tương lai.

  • Kỹ năng viết lách tốt

Khả năng viết lách ở đây bao gồm nhiều thứ, đó là sự linh hoạt, đa giọng điệu, là khả năng hành văn một cách trôi chảy, xúc tích và không sáo rỗng. Và, trên hết đó là sự chính xác, chân thực.

  • Tâm thế hướng ngoại

Nghề làm báo là nghề đi đây đi đó nhiều, đi thu thập thông tin, sự kiện. Bởi vậy nên một tâm thế hướng ngoại, một tác phong dạn dĩ là những điều rất cần thiết với sinh viên ngành Văn – Báo chí. Báo chí vận dụng trí óc để suy luận và vận dụng nhiều kỹ năng hoạt động để lấy thông tin. Bạn phải dạn dĩ, tự tin để thực hiện những cuộc phỏng vấn với những người bạn chưa từng quen, chưa từng gặp. Phải năng nổ, mạnh mẽ và hoạt bát để thực hiện những chuyến đi – đặc trưng của Báo chí cần bạn đi nhiều, khai thác thông tin nhiều. Đặc biệt, bạn phải luôn nhớ, sự hướng ngoại luôn đi kèm với sự thân thiện, hòa nhã. Bạn cần biết kìm nén những cảm xúc riêng tư để hoàn thành công việc.

(Ảnh minh họa)
  • Kỹ năng giao tiếp

Đặc trưng nghề nghiệp khiến bạn phải thường xuyên phải giao tiếp với nhiều người, với nhiều đối tượng thuộc các tầng lớp khác nhau. Do đó, sự tinh tế, khéo léo trong cách ứng xử với mọi người sẽ giúp bạn hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

  • Kỹ năng tự nhận thức

Tự nhận thức là tự biết mình là ai, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, mối quan hệ với những người xung quanh… Nhận thức rõ về bản thân giúp cá nhân thể hiện sự tự tin và tính kiên định để có thể giải quyết vấn đề và ra quyết định hiệu quả. Tự nhận thức cũng giúp bản thân đặt ra những mục tiêu phấn đấu phù hợp và thực tế. Tự ý thức là một kỹ năng sống quan trọng giúp mỗi sinh viên nhận thức rõ hơn về bản thân: Biết mình là ai, mình có những điểm chung và những điểm riêng nào so với những người khác. Từ đó, sinh viên sẽ chủ động hơn trong việc rèn luyện kỹ năng tự nhận thức và có thái độ tự tin đối với những gì đã có, thấy được những gì cần cố gắng, biết mình muốn gì và không thích gì để kiên định và ra quyết định phù hợp.

  •  Biết lắng nghe và học hỏi từ những lời phê bình của người khác

 Rất khó để tiếp thu những lời phê bình từ người khác, dù đó là những lời phê mang tính xây dựng. Nhưng đây là một kỹ năng cô cùng quan trọng trong quá trình học tập cũng như nghề nghiệp của sinh viên. Nhất là đối với nghề làm báo, để hoàn thành được một bài viết và đăng lên báo, đôi khi bạn cần phải chỉnh sửa rất nhiều. Thế nên bạn cần biết lắng nghe, giữ thái độ bình tĩnh và có thái độ ứng xử phù hợp trước những lời phê bình.