Cơ hội nghề nghiệp
Cơ hội nghề nghiệp rộng mở cho sinh viên ngành Văn học
Yêu thích văn học nhưng lại do dự việc đăng ký học ngành Văn học vì không biết tốt nghiệp sẽ làm gì. Thực tế thì, cơ hội nghề nghiệp của ngành này rất rộng mở.
Theo đánh giá của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, nhóm ngành KHXH – Nhân văn – Du lịch đứng thứ 4/8 về nhu cầu nhân lực ở khu vực này giai đoạn 2017 – 2020 đến năm 2025, với con số lên đến 16.200 người. Con số này đã cho thấy vai trò vô cùng quan trọng của nhóm ngành này đối với sự phát triển của xã hội.
Cơ hội việc làm lớn
Ngày nay, việc có khả năng sử dụng thành thạo ngôn ngữ là một lợi thế vô cùng to lớn bởi những công việc yêu cầu viết lách, soạn thảo có nhu cầu nhân lực ngày càng nhiều. Cứ ở đâu cần đến việc sử dụng ngôn ngữ, ở đó sẽ có “đất dụng võ” cho sinh viên ngành Văn học. Khi đề cập đến những lĩnh vực mà sinh viên ngành Văn học có thể làm việc bạn sẽ phải bất ngờ về sự phong phú của nó đấy:
Giảng dạy và nghiên cứu văn học: trở thành thầy cô giáo tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các viện và các trung tâm nghiên cứu.
Báo chí, truyền hình, thông tin đại chúng: đảm nhiệm công việc phóng viên, biên tập báo; biên tập viên, phóng viên truyền hình; viết nội dung phim tài liệu; sáng tác kịch bản phim; dẫn chương trình…
Văn thư: làm công việc hành chính, quản trị văn phòng, quản lý hệ thống văn bản ở các cơ quan văn hóa, chính trị và kinh tế; hoặc làm trong các doanh nghiệp ở vị trí thư ký, hành chính, nhân viên văn phòng, lưu trữ, thông tin, thư viện, biên tập website.
Biên tập, xuất bản: làm công tác biên tập – xuất bản sách; chuyển thể kịch bản phim; viết lời thoại phim ảnh; biên soạn từ điển, sách giáo khoa, sách tham khảo…
Sáng tác văn học, nghệ thuật: sáng tác ca từ nhạc; phê bình văn học nghệ thuật; làm nhà thơ, nhà văn.
Lưu trữ, thư viện, trung tâm từ điển: làm việc tại các trung tâm lưu trữ thông tin, dữ liệu; làm việc tại các thư viện, trung tâm xử lý thông tin ngôn ngữ.
Truyền thông, quan hệ công chúng, ngoại giao: các công việc liên quan đến quảng cáo, tiếp thị, truyền thông, công tác đối ngoại, ngoại giao.
Quản lý nhà nước: liên quan đến chính sách văn học, văn hóa, chính sách dân tộc, phát triển văn hoá xã hội; bảo tồn văn hoá phi vật chất, bảo tồn ngôn ngữ và văn hoá dân tộc.
Ngành Văn – Báo chí ở Đại học Duy Tân có gì?
Được sự cho phép của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Khoa Khoa học Xã hội & Nhân văn Đại học Duy Tân bắt đầu triển khai đào tạo chuyên ngành Văn Báo chí từ năm 2007, góp phần đáp ứng nhu cầu xã hội, phục vụ công cuộc phát triển của đất nước trong thời kì Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, đem đến nhiều cơ hội việc làm cho những bạn trẻ năng động, yêu thích văn chương.
Với chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ giúp sinh viên chuyên ngành Văn Báo chí của Đại học Duy Tân có thể liên thông ngang, liên thông dọc các ngành khác như: Quan hệ Quốc tế, Văn hóa Du lịch.
Theo học chuyên ngành này sinh viên được đào tạo những kiến thức chuyên sâu về Báo chí như: Ngôn ngữ Báo chí, Đạo đức Báo chí, Cơ sở Lý luận Báo chí, Luật Báo chí, Báo điện tử, Truyền hình, Báo in, Báo nói, Tác phẩm Báo chí, Lịch sử Báo chí; cùng những kỹ năng cần thiết để có thể làm việc được trong lĩnh vực báo chí như: Phỏng vấn, Ghi nhanh, Viết tin và Tường thuật, Chụp hình, Quay phim…
Không dừng lại ở đó, nhằm nâng cao trình độ cho sinh viên, nhà trường cung cấp đầy đủ kiến thức về Văn học để các bạn có thể tham gia giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới với các môn học như: Các thể loại văn học Việt Nam (văn học Dân gian, Văn học Trung đại, Văn học Hiện đại), Văn học Châu Á, Văn học phương Tây, Lý luận Văn học, Dẫn luận Ngôn ngữ học…