Cùng tìm hiểu những khác biệt hấp dẫn trong văn hóa Tết 3 miền

Tết Nguyên Đán được xem là ngày lễ lớn nhất của người Việt trong năm. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, những nét đẹp trong ngày Tết cổ truyền vẫn được các thế hệ đi sau trân trọng và gìn giữ. Đặc biệt, chính sự khác biệt trong văn hóa 3 miền đã làm nên những nét rất đặc sắc của Tết Nguyên Đán ở Việt Nam.

Bánh cổ truyền

Bánh chưng miền Bắc

Bánh chưng miền Bắc

Miền Bắc có món bánh chưng được điểm tô bởi màu xanh nổi bật của lá dong với hình ảnh vuông vức như tượng trưng cho đất. Đây là thức ăn trang trọng nhất được đặt lên bàn thờ ngày Tết để tưởng nhớ công ơn sinh thành, dưỡng dục bao la như trời đất của ông bà, tổ tiên. Vì người xưa tin rằng, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người nên gạo nếp là nguyên liệu chính của món bánh chưng. Bánh được gói bằng lá dong hoặc lá chuối, luộc trong ít nhất mười tiếng đồng hồ.

Bánh rò miền Trung

Bánh rò miền Trung

Tết Miền Trung lại mang hương vị của món bánh rò. Thành phần chính của bánh là nếp và đậu xanh, cách gói bánh cũng tương tự như cách gói bánh chưng nên bánh rò còn được xem như là chị em một nhà với món bánh chưng nổi tiếng.

Bánh Tét

Miền Nam lại nổi tiếng với món bánh Tét với các nguyên liệu, vỏ và nhân bánh giống hệt với bánh chưng, gồm lá dong bọc gạo nếp, nhân thịt mỡ, đậu xanh và hành khô. Người ta gọi là bánh tét vì khi ăn có thể tét bánh ra thành từng khoanh tiện lợi.

Nếu như bánh chưng hay bánh rò có nguyên liệu đơn giản thì bánh tét miền Nam lại đa dạng về cả hương vị lẫn màu sắc. Đó có thể là phần nếp bên ngoài trộn lẫn với dừa nạo, đậu đen, lá cẩm, lá dứa… để cho ra những mẻ bánh có màu sắc bắt mắt. Các loại nhân bên trong đòn bánh tét cũng vô cùng phong phú từ nhân đậu xanh với mỡ truyền thống, đến nhân chuối, nhân thập cẩm, nhân đậu xanh trứng muối…

Trang trí ngày Tết

Hoa đào

Hoa đào

Do tính chất khí hậu khá lạnh nên người miền Bắc rất thích chưng đào, quất vào dịp Tết. Hoa đào thường có màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn. Theo truyền thuyết, cành đào còn có tác dụng xua đuổi ma quỷ. Chính vì vậy, đào dần trở thành một phần không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền.

Hoa mai

Hoa mai

Tuy nhiên ở miền Nam hay miền Trung thì mai vàng đã trở nên quen thuộc hơn cả. Hoa mai vàng gắn với câu chuyện dân gian về một người con gái ngoan hiền, hiếu thảo. Những cành mai được chọn để chưng tết phải dựa trên những tiêu chí như: sắc thắm, cánh phân bố đều , nhụy thắm. Bên cạnh đó, mai còn đẹp ở sự gân guốc của cành, với những khoảng gập khúc của dáng cành theo hình chữ nữ. Thần thái ấy mang hình ảnh của một ẩn sĩ nơi thâm sơn, kiêu hãnh nhưng thanh thoát, vững chãi trước nắng gió và thời gian.

Mâm ngũ quảMâm ngũ quả ở miền Bắc

Mâm ngũ quả ở miền Bắc

Mâm ngũ quả ở miền Bắc thường nhỏ hơn mâm ngũ quả ở miền Nam. Điểm đặc biệt trên mâm ngũ quả của người miền Bắc bao giờ cũng có 1 đến 2 nải chuối to và đẹp để làm “bệ đỡ” cho các loại quả khác.Mâm ngũ quả miền Nam

Mâm ngũ quả miền Nam

Đối lập với miền Bắc, người miền Nam rất kiêng để chuối trên mâm ngũ quả. Nguyên nhân do từ “chuối” đồng âm với từ “chúi” có nghĩa là đi xuống hay làm ăn thất bát. Mâm ngũ quả miền Nam thì khó có thể 4 loại quả: mãng cầu (na), dừa, đu đủ, xoài. Những loại quả này khi kết hợp lại, đọc chệch âm đi thì thành “cầu vừa đủ xài” – mong muốn của người dân trong năm mới.

Riêng khúc ruột miền Trung quanh năm bão lũ, nên người dân quê một nắng hai sương tâm niệm đặt cái tâm là trên hết, có gì cúng nấy.

 

Bình luận ở “Cùng tìm hiểu những khác biệt hấp dẫn trong văn hóa Tết 3 miền

  1. Pingback: Áo dài và Tự lực Văn đoàn: Những tư liệu mới | Ngành văn học

Đã đóng bình luận