Trường đại học đào tạo ngành Báo chí ở Đà Nẵng

Trong thời buổi ngày càng phát triển như hiện nay, cập nhật thông tin là một trong những nhu cầu được nhiều người quan tâm. Điều này đã cho thấy, lĩnh vực báo chí truyền thông càng trở nên quan trọng và thu hút nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Do đó những câu hỏi như: Ngành Báo chí học ở trường nào? hay Có những trường đại học nào đào tạo ngành Báo chí ở Đà Nẵng? được tìm kiếm rất nhiều.

Phóng viên tác nghiệp tại hiện trường
Phóng viên tác nghiệp tại hiện trường

Ngành Báo chí nên học trường nào tại Đà Nẵng?

  1. Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng

Năm 2008 là năm Khoa Ngữ Văn, trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng tổ chức tuyển sinh ngành Báo chí khóa đầu tiên. Chương trình đào Báo chí của trường tập trung cung cấp kiến thức và kĩ năng làm báo trên tất cả các lĩnh vực, tạo điều kiện cho sinh tiếp cận nhiều hơn với kiến thức và kĩ năng truyền thông tích hợp trong thời kì hội nhập. Đến nay, ngành Báo chí đã tuyển sinh được 10 khóa. Hiện tại, toàn ngành có hơn 700 sinh viên đang theo học với 2 khung chương trình đào tạo: Báo chí và Báo chí chất lượng cao.

      2. Trường Đại học Duy Tân

Với sự cho phép của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Khoa Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Duy Tân đã bắt đầu triển khai đào tạo ngành Văn Báo chí từ năm 2007.

Theo học ngành Văn Báo chí tại Đại học Duy Tân, người học sẽ được tiếp nhận các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về lĩnh vực báo chí và truyền thông cùng các kỹ năng làm báo (báo in, báo mạng, phát thanh, truyền hình), biên tập (sách, báo, tạp chí), thiết kế và đạo diễn các chương trình, tổ chức sự kiện, quan hệ công chúng,…hoặc nghiên cứu văn chương để có thể giảng dạy Văn học tại bậc phổ thông hay các trường Cao đẳng, Đại học, tham gia công tác giao lưu, quan hệ quốc tế với đối tác ở các nước trong khu vực và trên thế giới. 

Có nên học ngành Báo chí truyền thông không?

Trong tất cả các ngành nghề, nghề báo là một nghề đặc biệt. Ngày nay, vai trò và vị trí của báo chí càng được nâng cao hơn bao giờ hết và trở thành một bộ phận quan trọng, không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người. Báo chí không chỉ là kênh chuyển tải thông tin mà còn còn sức tác động, tạo ra dư luận và định hướng dư luận xã hội. Không chỉ vậy, khi học ngành báo chí truyền thông, chúng ta còn được rèn luyện rất nhiều kỹ năng cho bản thân. 

ngành Báo chí ở Đà Nẵng
Ảnh minh họa

Kiến thức và kỹ năng 

Theo học ngành Báo chí truyền thông các bạn sẽ được học tổng quát các kiến thức về chuyên ngành báo chí như: Ngôn ngữ Báo chí, Cơ sở Lý luận Báo chí, Luật Báo chí, Tác phẩm Báo chí,… để có kiến thức vững vàng. Trong quá trình học, các bạn còn sẽ được học nhiều thể loại báo chí nhất định để có thể lựa chọn làm nghề sau khi ra trường như: báo in, phát thanh, truyền hình và báo điện tử. Các bạn được bổ sung các kỹ năng về mỹ thuật, công nghệ thông tin…

Ngoài ra, được học các phần mềm chuyên dụng như Photoshop, InDesign… qua đó giúp phát triển toàn diện các kỹ năng quay dựng clip, kỹ thuật xử lý âm thanh, hình ảnh phục vụ quảng cáo, giải trí.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cơ hội việc làm ngành Văn Báo chí 

Theo thống kê, hiện nay cả nước có khoảng 700 tờ báo in và tạp chí, cùng hàng trăm đài phát thanh – truyền hình từ Trung ương tới địa phương, mỗi ngày truyền tải đa chiều về mọi sự kiện đời sống xã hội, thông tin giải trí đến với mọi người; vì vậy cơ hội việc làm đối với các cử nhân ngành Báo chí truyền thông sau khi tốt nghiệp là rất rộng mở.

Bạn có thể đảm nhiệm mọi công việc từ phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên tại các cơ quan báo chí, đài phát thanh truyền hình. Làm cán bộ chức năng trong các cơ quan lãnh đạo, quản lí thông tin báo chí hoặc thực hiện các chức trách công tác đòi hỏi sự hiểu biết có hệ thống, cơ bản về lí luận và kĩ năng nghiệp vụ báo chí. 

Việt Nam hiện cũng có hàng ngàn doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực PR và quảng cáo, truyền thông. Nhu cầu về nhân lực báo chí truyền thông được đào tạo chuyên nghiệp vì thế đang tăng lên. Hơn nữa, ngành báo chí truyền thông ở Việt Nam đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong vài thập kỷ tới.