Trò chơi Bài chòi – văn hóa tinh thần của người xứ Quảng

“Gió xuân phảng phất nhành tre

Mời bà con, cô bác lắng nghe Bài Chòi…”

Bài Chòi là nét văn hóa độc đáo của Việt Nam

Bài Chòi là nét văn hóa độc đáo của Việt Nam

Tiếng trống hội rộn rã; những lời hô xướng, mời gọi mở hàng của anh Hiệu, chị Hiệu là người hô Bài Chòi; thu hút sự chú ý mọi người tập trung về khu vực vườn tượng An Hội, bờ Tây sông Hoài; đô thị cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam. Sau lời hát mở màn; anh Hiệu và chị Hiệu hô hát giới thiệu các quân bài. Bộ Bài Chòi gồm có 30 lá chia thành 10 loại thẻ gỗ. Người chơi được vào ngồi trong những chòi nhỏ.

Khi trống thúc liên hồi báo hiệu hội Bài Chòi bắt đầu thì mỗi người chơi Bài Chòi tay cầm 3 con bài do họ tự chọn. Anh Hiệu, chị Hiệu bước ra lấy ống thẻ xóc đi, xóc lại rồi chậm rãi rút từng con bài. Mỗi lần như vậy; hai anh chị Hiệu hô câu hát mang tên con bài. Chòi nào giữ quân bài vừa được hô tên thì người chơi cầm cái mõ gõ lên ba tiếng hoặc hô vang “có đây” và được trao một cây cờ đuôi nheo nhỏ.

Đến lúc chòi nào ăn đủ 3 con (tức là được 3 cờ) thì hô to “tới” và gõ một hồi mõ kéo dài. Ngay lúc này trống tum; trống cán ở chòi cái vang lên liên hồi, báo hiệu có người thắng cuộc. Người thắng cuộc sẽ được tặng thưởng chiếc đèn lồng Hội An.

Người thắng cuộc sẽ được tặng thưởng chiếc đèn lồng Hội An.

Người thắng cuộc sẽ được tặng thưởng chiếc đèn lồng Hội An.

Với sự hồi phục của loại hình nghệ thuật này; bài chòi Hội An đã làm xao xuyến không ít bao du khách trong và ngoài nước. Cái thú vị của bài chòi là bởi vì nó không chỉ mang tính giải trí đơn thuần; mà ý nghĩa của nó còn vươn xa hơn loại hình sinh hoạt văn nghệ dân gian: là nơi trổ tài vừa biểu diễn, vừa hát hò, đối đáp; là nơi gặp gỡ của bà con làng trên xóm dưới…và còn đặc biệt vào dịp đầu xuân đây là nơi nam thanh, nữ tú đến gặp gỡ, tìm hiểu và trao duyên.