Nguồn gốc và ý nghĩa của tết Đoan Ngọ ở Việt Nam

Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ Tết truyền thống ở Việt Nam. Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào ngày mùng 5/5 âm lịch hằng năm. Tết Đoan Ngọ là tết chung của một số quốc gia chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc. Tuy nhiên, ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ còn mang những ý nghĩa đặc biệt khác.

Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết Đoan dương hay Tết diệt sâu bọ là ngày tết được tổ chức vào 5 tháng 5 (âm lịch). Đoan ngọ là bắt đầu từ giữa trưa (Đoan: mở đầu, Ngọ: giữa trưa) còn dương là mặt trời, là khí dương, Đoan dương có nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh.

Hình minh họa
Hình minh họa

Nguồn gốc của tết Đoan ngọ

Ở Việt Nam, Tết Đoan ngọ còn được dân gian gọi bằng cái tên dân dã là Tết diệt sau bọ. Đây là một trong những ngày lễ truyền thống có nội hàm văn hóa phong phú. Không chỉ riêng ở Việt Nam hay Trung Quốc mà ở các nước Triều Tiên, Hàn Quốc cũng có Tết Đoan ngọ. Do đó, Tết Đoan Ngọ thực chất là một phong tục lễ tết Á Đông gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong một năm.

Truyền thuyết Tết Đoan ngọ tại Việt Nam

Theo truyền thuyết kể lại, vào một ngày sau vụ mùa, khi nông dân ăn mừng vì trúng mùa nhưng sâu bị năm ấy lại kéo đến rất nhiều ăn hết cây trái, thực phẩm dã thu hoạch. Trong lúc nhân dân đang đau đầu tìm cách giải nạn sâu bọ thì bỗng từ đâu có một ông lão xuất hiện tự xưng là Đôi Truân.

Ông chỉ cho dân chúng cách diệt lũ sâu bọ kia bằng cách: một nhà lập một đàn cúng gồm đơn giản có bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Nhân dân tuy còn ngờ vực nhưng vẫn làm theo lời ông lão, chỉ một lúc sau, sâu bọ đàn lũ té ngã rũ  rượi. Lão ông còn dặn dò thêm: Sâu bọ hằng năm vào ngày này rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ông đã dặn thì sẽ trị được chúng.

Dân chúng biết ơn định cảm tạ thì ông lão đã biến mất. Để tưởng nhớ việc này, dân chúng đặt cho ngày này là “Tết diệt sâu bọ”, nó còn được gọi là “Tết Đoan ngọ” vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.

Hình minh họa
Hình minh họa

Ý nghĩa của ngày Tết Đoan ngọ ở Việt Nam

Người Việt Nam còn gọi Tết Đoan ngọ là Tết diệt sâu bọ vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyến tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Trong ngày này, dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh.

Hiện nay dù cuộc sống đã hiện đại hóa hơn rất nhiều nhưng người Việt Nam vẫn còn giữ được những ngày lễ tết truyền thống; Tết Đoan ngọ được xem là cái tết sum họp đầm ấm nhất và có nhiều tục lệ gắn liền với đời sống của người dân… vì vậy con cháu dù ở bất kì đâu cũng cố gắng thu xếp để về bên gia đình.

Vào ngày này, đi đến đâu ta cũng cảm nhận được không khí vui vẻ, nhộn nhịp, nhà nào cũng dậy từ sáng sớm để chuẩn bị phẩm vật cúng tổ tiên. Người ta còn có quan niệm rằng đây là thời điểm quả trên cây, lá trên cành bắt đầu đơm hoa kết trái và cúng tổ tiên để mong mùa màng bội thu. Sau lễ cúng là các tục lệ giết sâu bọ. Cả nhà quây quần ăn những thứ quả chua, rượu nếp, bánh tro… để diệt trừ “sâu bọ”, xua đuổi bệnh tật, điềm xấu,…

Hình minh họa
Hình minh họa

Trong tiềm thức của người Việt, Tết Đoan ngọ đã trở thành một phần không thể thiếu. Dù bận rộn đến đâu đi nữa thì cứ đến ngày 5/5 âm lịch hằng năm mọi người đều cố gắng để có được một ngày Tết Đoan ngọ trọn vẹn nhất.