Sách văn học Việt Nam rạng danh trên đấu trường quốc tế

Chuyến phiêu lưu của Dế Mèn tại hơn 30 quốc gia

Chuyến phiêu lưu của Dế Mèn tại hơn 30 quốc gia

Văn học Việt luôn tự hào là bức tranh đa dạng với nhiều mảng màu. Trong đó, mảng sách thiếu nhi cũng góp phần làm rạng danh văn học Việt với thế giới bằng nhiều tác phẩm được chuyển ngữ. Tiêu biểu nhất phải kể đến “Dế Mèn phiêu lưu ký” của Tô Hoài, “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” của Nguyễn Nhật Ánh và Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ của Nguyễn Ngọc Thuần.

Phiên bản tiếng Anh của Dế Mèn phiêu lưu ký.

Là câu chuyện thú vị kể về cuộc phiêu lưu bước vào đời của một chú dế mèn, cuốn truyện thiếu nhi Dế Mèn phiêu lưu ký là một trong những đầu sách không chỉ được tái bản liên tục ở Việt Nam mà còn được dịch ra tại hơn 30 quốc gia trên thế giới.

Bản dịch tiếng Anh Diary of a Cricket của Dế Mèn phiêu lưu ký đã được chuyển ngữ từ những năm 1960 do dịch giả Đặng Thế Bính thực hiện. Các bản dịch tiếng Pháp, Đức, Tây Ban Nha,… hầu hết đều được phát triển từ bản dịch này.

Phiên bản tiếng Anh của Dế Mèn phiêu lưu ký

Phiên bản tiếng Anh của Dế Mèn phiêu lưu ký

Bên cạnh Dế mèn phiêu lưu kí thì có một tác phẩm sử dụng giọng văn mộc mạc và thơ ngây, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ đã vinh dự nhận được Giải thưởng Văn học ASEAN của năm 2010. Đây cũng chính là bước đệm để gia nhập nền văn học thế giới. Tác phẩm lần lượt được dịch ra tiếng Thái, tiếng Hàn, tiếng Nhật và tiếng Anh với tựa đề Ticket to Childhood. Có thể nói, “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” là cuốn sách dành cho mọi lứa tuổi không riêng gì trẻ em bởi những thông điệp truyền tải đến với người đọc.

Tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh được độc giả quốc tế đón nhận nhiệt tình.

Với khát vọng đưa văn học Việt Nam ra thế giới, “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” của tác giả Nguyễn Ngọc Thuần đã được dịch thử nghiệm và đưa ra các hội sách và chuyền tay cho các du khách quốc tế. Điều bất ngờ đã đến, bản sách tiếng Anh mang tên Open the window, eyes closed đã nhanh chóng lấy lòng độc giả nước ngoài với những câu chuyện nhẹ nhàng giản dị đời thường dưới con mắt trẻ thơ của một cậu bé 10 tuổi.

Tác phẩm được in và bán Thụy Điển và giành được giải Peter Pan ở mảng sách văn học thiếu nhi.

Tác phẩm được in và bán Thụy Điển và giành được giải Peter Pan ở mảng sách văn học thiếu nhi.

Văn học Việt Nam nói chung và mảng văn học thiếu nhi nói riêng không thiếu những tác phẩm chất lượng cả về hình thức và nội dung. Nhưng làm thế nào để thu hút được sự chú ý của các nhà xuất bản nước ngoài và đem sách Việt ra thế giới vẫn là điều chúng ta mong mỏi từng ngày. Đặc biệt, sự nỗ lực không chỉ đến từ phía các đơn vị làm sách mà mỗi cá nhân người Việt Nam, đặc biệt là những sinh viên ngành Văn học hãy chung tay quảng bá nền văn học nước nhà với bạn bè quốc tế.