Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam

Ngữ pháp Việt Nam là một kho tàng văn hóa rộng lớn và không ai phủ nhận điều này. Đã có lúc, dư luận từng xôn xao về câu hỏi của cô giáo “Chữ gì trong tiếng Việt bỏ dấu sẽ vẫn giữ nguyên ý nghĩa?”. Vào thời điểm đấy, ở đâu ta cũng thấy bàn luận về vấn đề này. Thế rồi, dư luận lại một phan ngã ngửa khi một em học sinh lớp 3 đã tìm ra câu trả lời, đó là chữ “Tứ”, bỏ dấu sẽ thành “Tư” và đều có nghĩa là 4.

Ngắt nghỉ khác, bán một con trâu

Hiếm có ngôn ngữ nào khó như Ngữ pháp Việt Nam bởi chỉ một hơi ngắt nghỉ khác đi là đã trở thành ý nghĩa khác. Chính vì thế, khi nghe tiếng Việt, chúng ta phải thật sự chú ý đến cách ngắt nghỉ và âm điệu. Chẳng hạn như ví dụ sau:

Thế cuối cùng là ngon hay không ngon?

Thế cuối cùng là ngon hay không ngon?

“Từ đồng âm khác nghĩa”, một sự “rối” không hề nhẹ

Với vốn từ đồng âm khác nghĩa đồ sộ, tiếng Việt khiến chúng ta “rối” không hề nhẹ bởi không thể hiểu được người đối diện muốn nói hàm ý gì:

Cũng là

Cũng là “đắt” mà sao ý nghĩa khác nhau quá

Sai một dấu phẩy, đi một dặm

Về vấn đề này, có một câu chuyện cổ dân gian Việt Nam rất vui. Ông Phan Tôn Công nói dối vợ rằng ông đã kiếm thêm được việc làm ca đêm. Ở môi trường độc hại nên tạm thời không chung chăn chung gối được, nhưng chẳng bao lâu bà vợ biết được chồng mình đi ngủ với vợ hai, bà bèn đi thưa. Quan tòa ra lệnh cho Công ngủ với vợ cả, Công không được ngủ với vợ hai. Công thi hành án lệnh, nhưng bà vợ cả lại đi kiện, vì chồng không thi hành đúng.

Quan tòa tức giận đập bàn la bị cáo rằng sao dám coi thường pháp luật, cho nên gia tăng hình phạt, không cho Công ngủ với vợ nào nữa mà còn bị làm “công chức”, tức nhặt rác ven xa lộ một tháng. Công kêu oan, trình lên quan bản án đánh máy, có chữ ký của quan và đóng mộc đàng hoàng, bản án ghi rằng:

“Ngủ với vợ cả không được, ngủ với vợ hai”.

Thực ra ai cũng hiếu ý quan tòa, nhưng thư ký tòa đã ăn hối lộ của Phan Công, xê dịch cái dấu phẩy (,) đi một ly để chuyện sai đi một dặm, đúng hơn là đảo lộn án lệnh. Bút sa ông tòa hết cãi, Công cứ y án ngủ với vợ hai.

5 từ – 23 cách hỏi khác nhau

Ôi thế này thì người nước ngoài học kiểu gì nhỉ?

Ôi thế này thì người nước ngoài học kiểu gì nhỉ?

Vậy mới thấy, ngữ pháp Việt Nam quá phong phú, mình là người Việt mà còn không dám tự tin nắm vững hết ngữ nghĩa các từ, rồi cả ngữ pháp.