Tiếp nhận văn học theo quan niệm “giải mã” văn bản

Một tác phẩm văn học sáng tác ra có thành công hay không nằm ở việc nó được tiếp nhận. Tuy nhiên từ trước đến nay, người ta chỉ chú ý đến khâu sáng tác mà bỏ quên khâu tiếp nhận. Nếu có, đó cũng chỉ là những ý kiến đơn độc, không đủ sức thuyết phục một cách hoàn chỉnh. Như vậy, hoạt động tiếp nhận văn học chính là công cụ giúp chúng ta nắm bắt nội dung tác phẩm. Và kiểu tiếp nhận văn học phổ biến nhất chính là theo quan niệm “giải mã” văn bản.

Tiếp nhận văn học đơn giản là hòa mình vào nó, vừa đắm chìm trong thế giới nghệ thuật nhưng cũng vừa tỉnh táo lắng nghe tiếng nói của tác giả.

Tiếp nhận văn học đơn giản là hòa mình vào nó, vừa đắm chìm trong thế giới nghệ thuật nhưng cũng vừa tỉnh táo lắng nghe tiếng nói của tác giả.

Cũng là một tác phẩm văn học nhưng mỗi người đọc sẽ dùng trí tưởng tượng, vốn sống và tâm hồn mình phản chiếu vào nhân vật, làm cho nó sống lại và tự mình giao lưu với nó, có cảm xúc, thái độ với nó. Để rồi khi gấp trang sách lại, người đọc như được an ủi sẻ chia, như hiểu biết và từng trải hơn.

Tiếp nhận văn học theo quan niệm “giải mã” văn bản là “lấy văn bản làm trung tâm”. Tiến hành phân tích, cắt nghĩa các yếu tố và cấu trúc văn bản tác phẩm để phát hiện, diễn dịch nội dung ý nghĩa của tác phẩm vốn được coi là cái nằm ngay trong văn bản, nảy sinh từ sự tương tác giữa các yếu tố đồng nhất và dị biệt trong cấu trúc văn bản.

Thực tế cho thấy, quan niệm “giải mã” văn bản trong tiếp nhận văn học chưa thật sự là tối ưu nhất.

Thực tế cho thấy, quan niệm “giải mã” văn bản trong tiếp nhận văn học chưa thật sự là tối ưu nhất.

Trước hết, ưu điểm của quan niệm “giải mã” nằm ở việc tập trung vào văn bản, chính vì vậy kết quả thu được khá khách quan. Bởi vì dù bằng cách này hay cách nào cũng phải dựa vào nền tảng mà nhà văn đã vạch ra trong tác phẩm. Vì thế quan niệm “giải mã” nhắc nhở chúng ta tôn trọng ý đồ của tác giả.

Tuy nhiên, do tập trung vào cấu trúc nội tại của văn bản nên quan niệm “giải mã” cũng rơi vào những ngộ nhận sai lầm như: Văn bản tác phẩm là một cấu trúc xác định và cố định nhưng đằng sau nó là một hệ thống văn học, văn hóa của dân tộc và nhân loại, là ý đồ nghệ thuật của tác giả, là hiện thực cuộc sống, là quan điểm, mục đích, kinh nghiệm, tâm thế tiếp nhận của người đọc. Tuy nhiên quan niệm này lại cho rằng văn bản bất biến là không đúng. Tiếp đến, vì chúng ta gắn tác phẩm với hình thức ngôn ngữ và cấu trúc văn bản khiến cho cảm xúc của tác giả bị triệt tiêu hoàn toàn. Mặt khác, vì coi ý nghĩa của tác phẩm là cái có sẵn dẫn đến phủ nhận tính tích cực năng động, khả năng đồng sáng tạo của người đọc, khiến người đọc không vận dụng được trí sáng tạo của mình.

Tóm lại, trong cuộc sống này, điều gì cũng có hai mặt và văn học cũng vậy. Hi vọng rằng từ những ý kiến cá nhân đã phần nào lý giải được sự cần thiết phải hướng đến việc xem hoạt động tiếp nhận văn học là một quá trình tương tác giữa tác giả – tác phẩm – độc giả, từ đó ý nghĩa tác phẩm mới được nâng lên một tầm cao mới.