Tin tức ngành báo chí
Bác Hồ và nhân cách của một nhà báo cách mạng
Sinh thời, Bác Hồ luôn coi trọng ngành báo chí. Người đã nói: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ”. Gần một thế kỷ kể từ khi tờ báo đầu tiên ra đời (21/06/1925), báo chí Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ về cả chất lượng lẫn số lượng. Tuy vậy, những lời căn dặn của Bác vẫn vẹn nguyên giá trị và luôn mang tính thời sự:
Viết thế nào cho phổ thông dễ hiểu, ngắn gọn dễ đọc
Là một người nhìn xa trông rộng, chủ tịch Hồ Chí Minh khi còn sống vẫn luôn nhắc nhở các nhà báo phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và bảo vệ, phát triển tiếng nói của dân tộc, đừng để cho tiếng mẹ đẻ của chúng ta mỗi ngày một mai một đi.
Bác Hồ là một nhà báo cách mạng lỗi lạc
Thực tế trong thời gian gần đây, cùng với sự phát triển nhiều mặt thì mặt trận truyền thông Việt Nam cũng ngày càng đa dạng về chủng loại. Điều này đã dẫn đến thực trạng có khá nhiều vấn đề nổi cộm liên quan đến ngôn ngữ báo chí được dư luận quan tâm, lo lắng. Những sai sót, lệch chuẩn về ngôn ngữ, về sử dụng tiếng Việt trên báo chí đã tác động tiêu cực, rộng khắp đến đông đảo công chúng, nhất là giới trẻ, thậm chí trở thành hiệu ứng lan truyền bất lợi.
Một số sai sót nổi bật đó là việc dùng từ ngữ, câu văn tùy tiện, cẩu thả; sử dụng tiếng nước ngoài thiếu chọn lọc, thiếu nhất quán (khi nào thì dịch nghĩa, phiên âm, chuyển tự hay để nguyên dạng), tâm lý chuộng ngoại, sính chữ còn khá phổ biến…Từ thực tế này, ngẫm lại mới thấy những lời Bác căn dặn cách đây hơn nửa thế kỷ vẫn luôn luôn đúng và sát thực tế đối với những người làm báo.
Phải nói đúng sự thật
Từ kinh nghiệm hoạt động báo chí và từ quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về hiệu quả, công dụng của báo chí truyền thông, Người lưu ý trước tiên cho người cầm bút là ” Tuyên truyền, anh em nên chú ý một điều này nữa là bao giờ ta cũng tôn trọng sự thực. Có nói sự thực thì việc tuyên truyền của mình mới có nhiều người nghe”.
Sinh thời, Bác Hồ luôn coi trọng ngành báo chí
Kể từ khi internet ra đời đã có những ảnh hưởng trực tiếp đến cách tác nghiệp của nhà báo. Tuy vậy, mạng xã hội cũng giống như “con dao hai lưỡi”. Nếu nhà báo chỉ mải miết chạy theo những thông tin “nóng”, cập nhật nhanh nhạy mà thiếu sự tỉnh táo, chọn lọc thì sẽ “hợp thức” những thông tin trên mạng xã hội thành thông tin trong bài báo của mình, đồng thời “tiếp tay” cho nhiều loại hình tội phạm mới.
Hiện nay, tình hình trong nước và thế giới đã và đang đặt ra cho công tác báo chí những nhiệm vụ quan trọng. Nó không chỉ góp phần vào việc xây dựng con người mới, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng về đời sống tinh thần của nhân dân, báo chí còn có trách nhiệm tuyên truyền bảo vệ lợi ích của dân tộc, nhân dân, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ.
Vì thế, hơn ai hết, mỗi nhà báo, phóng viên phải đề cao trách nhiệm và sứ mệnh của mình với xã hội, nghĩa vụ của một công dân đối với đất nước, không ngừng rèn luyện, phấn đấu nâng cao bản lĩnh chính trị, giữ vững đạo đức nghề nghiệp để báo chí xứng đáng là công cụ sắc bén, phục vụ đắc lực sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân.