Tin tức ngành báo chí
Làm sống lại sân khấu cải lương
Là một loại hình văn học dân gian, khoảng đầu thập niên 1900, loại hình nghệ thuật này đã manh nha xuất hiện với sự ra đời của các ban tài tử đờn ca. Nếu trước kia “cầm” (trong “cầm, kỳ thi, họa”) là của tầng lớp thượng lưu thì đến giai đoạn này nó không còn bị bó buộc trong phạm vi đó nữa, mà đã phổ biến rộng ra ngoài. Chính vì thế nhạc tài tử ở các tỉnh phía Nam, về nội dung lẫn hình thức, dần dà thoát ly khỏi nhạc truyền thống có gốc từ Trung, Bắc.
Sân khấu cải lương thời hoàng kim
Theo nhà nghiên cứu văn hóa Thiện Mộc Lan, từ năm 1955 đến đầu thập niên 1960, cải lương đạt mốc phát triển thịnh vượng nhất ở miền Nam. Nhiều đoàn hát trỗi dậy và tạo được tên tuổi như Kim Thanh, Kim Chung, Thanh Minh (sau đổi thành Thanh Minh – Thanh Nga), Kim Chưởng, Song Kiều, Út Bạch Lan – Thành Được, Dạ Lý Hương, Hương Mùa Thu… Mỗi gánh hát lớn lại mạnh về một thể loại riêng. Mỗi đoàn một vẻ, tựu trung lại thành một giai đoạn đầy màu sắc của sân khấu cải lương thời hoàng kim.
Những nỗ lực giúp cải lương lấy lại sức hút
Tuy nhiên càng về sau, cải lương càng mất dần sức hút. Nghệ sĩ cải lương trôi dạt khi các rạp hát đóng cửa, họ không sống được với nghề. Đau lòng trước sự suy thoái của bộ môn nghệ thuật, Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) trong tháng 3 sẽ mở lớp tập huấn cho diễn viên trẻ cải lương, mời các đoàn xã hội hóa trong Nam tham gia là một cách để tiếp cận xu thế đổi mới trong cách diễn xuất, dàn dựng. Hi vọng rằng với những nỗ lực này sẽ giúp cải lương sống lại như thời vàng son của nó.