Áo dài – một chặng đường phát triển

Trang phục nói riêng và trang phục truyền thống nói chung chính là hình ảnh phản ánh nét đẹp trong văn hóa; lối sống hay thậm chí là lịch sử của một dân tộc; một quốc gia. Là một người Việt; chắc chắn ai trong chúng ta cũng biết áo dài chính là trang phục truyền thống. Nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi; áo dài có từ khi nào và trải qua thời gian; nó phát triển ra sao?

Lịch sử ra đời của áo dài

Cho đến nay; lịch sử ra đời của chiếc áo dài vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải đáp  vì không có sách sử nào ghi lại. Chúng ta chỉ biết được; dựa theo những hình khắc trên mặt chiếc trống đồng Ngọc Lũ cách nay khoảng vài nghìn năm đã cho thấy hình phụ nữ mặc trang phục với hai tà áo xẻ.

Nguyễn Phúc Khoát

Ông được mệnh danh là tác giả đầu tiên cho hình hài của áo dài. Vì người Việt ta cho tới thế kỉ 16 vẫn bị ảnh hưởng cách ăn mặc của người Trung Quốc. Để giữ nét riêng cho dân tộc; trong một sắc dụ ông đã đề cập đến trang phục của người Việt và đó chính là hình ảnh của chiếc áo dài ngày nay.

Le Mur

Hình ảnh áo dài Le Mur

Hình ảnh áo dài Le Mur

Le Mur là tên được họa sĩ Cát Tường dùng để gọi chiếc áo dài của mình theo tiếng Pháp. Tuy nhiên; vì kiểu dáng quá cầu kỳ, quá cách tân nên nó đã gây làn sóng phản đối trong dân chúng.

Lê Phổ

Lê Phổ chính là một họa sĩ đã làm sống lại áo dài Le Mur bằng việc kết hợp nó với nét truyền thống của áo dài ngày xưa để tạo nên hình dáng khác của chiếc áo dài. Sự kết hợp này được đông đảo người dân ủng hộ và ưa thích. Và từ đây; chiếc áo dài đã có hình dáng riêng và áo dài Lê Phổ chính là chiếc áo dài ngày nay cũng ta thường mặc.

Với tay giác lăng

Hình ảnh áo dài giác lăng

Hình ảnh áo dài giác lăng

Để khắc phục nhược điểm phần nếp gấp ở cánh tay; người ta đã sáng tạo ra hàng nút ở bên vai, rẽ xuống tới eo. Nó làm cho phần vải ngay cánh tay không bị nhăn nữa. Và dáng áo dài ôm hơn vào thân người mặc.

Bản vẽ áo dài giác lăng

Bản vẽ áo dài giác lăng

Cổ thuyền

Người mang đến luồng gió mới trong cách tân áo dài phải kể đến là Trần Lệ Xuân. Lúc này; chiếc cổ cao của áo dài được thay thế bằng kiểu cổ khoét sâu và nhiều họa tiết trên vải áo.

Trần Lệ Xuân là biểu tượng thời trang lúc bấy giờ qua mẫu áo dài cổ thuyền

Trần Lệ Xuân là biểu tượng thời trang lúc bấy giờ qua mẫu áo dài cổ thuyền

Ngày nay; đi cùng với sự phát triển của xã hội và dòng chảy của thời trang; áo dài cũng phát triển theo hướng riêng của nó. Mặc dù có sự đa dạng về kiểu cách nhưng nó giữ nguyên hình dáng kiểu mẫu và đang từng bước vươn ra thế giới.