Kiến thức
Văn học và Chủ nghĩa Hậu hiện đại
Chủ nghĩa hậu hiện đại là xu hướng xuất hiện tất yếu trong nền văn hóa đương đại với đặc trưng là sự chối bỏ sự thật khách quan và siêu tự sự. Chủ nghĩa hậu hiện đại nhấn mạnh vai trò của ngôn ngữ, những quan hệ quyền lực, động cơ thúc đẩy; đặc biệt nó tấn công việc sử dụng những sự phân loại rõ ràng như nam với nữ; bình thường với đồng tính, trắng với đen, đế quốc với thực dân.
Chủ nghĩa hậu hiện đại đã ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực văn hóa; bao gồm cả phê bình văn học, xã hội học, ngôn ngữ học, kiến trúc, nghệ thuật thị giác, và âm nhạc.
Tư tưởng hậu hiện đại là sự giải thoát có chủ ý từ những cách tiếp cận của chủ nghĩa hiện đại đã thống trị trước đó. Thuật ngữ “hậu hiện đại” bắt nguồn từ sự phê phán tư tưởng khoa học về tính khách quan và tiến bộ gắn liền với sự khai sáng của chủ nghĩa hiện đại.
Khác với chủ nghĩa hiện đại; chủ nghĩa hậu hiện đại không nhấn mạnh hay đề cao duy lý và văn minh phương Tây.
Biểu hiện của Chủ nghĩa Hậu hiện đại trong văn học
Với những đặc trưng khác hẳn so với các thời kì trước; chủ nghĩa Hậu hiện đại mang trong mình sự đổ vỡ, mất niềm tin của thời đại nó được sinh ra. Theo dòng chảy tư duy; chủ nghĩa Hậu hiện đại tác động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực khác nhau; trong đó có lẽ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất là văn học.
Văn học là tấm gương của thời đại, là thay lời muốn nói của con người; là nơi chuốc sạch những suy tư của người nghệ sĩ;… Chính vì thế văn học thời kì này mang những biểu hiện khác biệt:
– Sự phá vỡ trật tự thời gian: sự phá vỡ trật tự thời gian với văn chương hậu hiện đại chính là sự xáo trộn trật tự thời gian quá khứ; sai lệch sự kiện hiện tại. Mạch truyện theo chiều tuyến tính hoàn toàn biến mất thay vào đó là những “đường cong” trong ý niệm về thời điểm trọng yếu. Thời gian bị “trương phình” đến mức không nhận ra.
– Sự phân mảnh: Đối với nhà văn Hậu hiện đại; họ không còn tín nhiệm cái tổng thể và sự kết thúc giống như lối hành văn của truyện truyền thống. Làm rối loạn mạch truyện kể; đập vỡ những câu chuyện và gắng ghép chúng một cách ngẫu hứng là điều mà các tác giả văn học Hậu hiện đại thường làm.
– Lỏng lẻo trong sự liên kết tư tưởng: Một trang văn bản được gấp theo chiều dọc; rồi sắp song song với một trang khác cho đến chừng nào hai nửa đánh cặp khít khao với nhau. Cách thức này giúp nhà văn tùy nghi lặp lại các đoạn văn theo một cách thế có nhạc, tính đặc thù.
– Sự đa nghi, hoang tưởng: Tính đa nghi hoang tưởng hay nguy cơ bị chìm ngập hoàn toàn vào hệ thống của người khác; thường được cảm nhận một cách nhạy bén bởi nhân vật chính trong tác phẩm hư cấu hậu hiện đại.
– Sự rối loạn ngôn từ: Những so sánh giữa việc tạo nhiễu loạn của lối viết hậu hiện đại và tính cách điên loạn là thích nghi. Vài nhà tư tưởng quan trọng của lý thuyết hậu cấu trúc đã tập hợp những ý tưởng gắn liền với bệnh thần kinh phân liệt trong những cuộc chẩn bệnh của thời kì Hậu hiện đại.
Hậu hiện đại là thời kì tất yếu xuất hiện sau một loạt các sự kiện của thế giới; nó là sự phản kháng của con người với thời đại; sau một thời gian dài bị kìm kẹp trong sự thống trị con người quyết định đứng dậy; thể hiện cái tôi của bản thân.
Chủ nghĩa Hậu hiện đại có tác động mạnh mẽ đến con người và thời đại nó sinh ra; đặc biệt đối với văn học chủ nghĩa Hậu hiện đại đã góp phần tạo nên một thời kì văn học vô cùng khác biệt: lạc lối, mất niềm tin, nghi ngờ, đổ vỡ;… Thời kì văn học mà ta ko thể tìm thấy ở bất cứ sự “khuôn mẫu” nào.