Kiến thức
Điều bạn cần biết về ngôn ngữ Báo chí
Ngôn ngữ báo chí thường được dùng trong các văn bản thế nào? Nội dung của một bài báo phải dùng ngôn ngữ nào chuẩn nhất, phản ánh được sự thật? Sự đa dạng, linh hoạt trong việc dùng ngôn ngữ báo chí để truyền tải, phản ánh một vấn đề sẽ giúp bài báo đó đến gần với độc giả hơn, giúp độc giả hiểu được nội dung bài báo. Dưới đây sẽ là những điều bạn cần biết về ngôn ngữ Báo chí.
Không sai lỗi chính tả
Nguyên tắc trong việc viết báo chuẩn, chuyên nghiệp là không được sai lỗi chính tả. Câu văn phải chuẩn, người viết phải kiểm tra lại bài sau khi viết và đăng lên trang điện tử hoặc báo giấy. Nếu viết sai chính tả, độc giả sẽ đánh giá bài viết không được đầu tư, chỉn chu mà viết bài một cách cẩu thả, làm báo không có tâm.
Người phóng viên/ biên tập viên tốt, yêu nghề sẽ cẩn thận trong từng câu chữ. Họ sẽ hiểu được ngôn ngữ báo chí là gì hay việc sai chính tả không thể chấp nhận được và nó đánh giá tư duy, khả năng dùng từ, ngôn ngữ của người viết.
Lời văn rõ ràng, rành mạch, hướng thẳng đến đối tượng độc giả quan tâm
Đối với độc giả đọc báo quan trọng nhất là nội dung chính, vấn đề. Vì thế người viết báo chỉ cần viết thẳng vào trọng tâm, vấn đề. Văn phong báo chí thuộc dạng tin tức thì không quy định độ dài bao nhiêu từ, đôi khi chỉ cần 200 – 300 từ với những bức ảnh được chụp lại ở hiện trường đã đủ thông tin khiến hài lòng, vừa lòng với tin tức đó.
Chẳng hạn, có vụ cháy thì viết thẳng vào vấn đề rằng vào giờ, ngày, tháng này đám cháy xuất hiện. Tình hình hiện tại ra sao? Có thương vong, thiệt hại gì về người và của hay không? Đó mới là những tin tức độc giả quan tâm, người làm báo cần nói thẳng vào vấn đề đó.
Không lan man, kể lể
Đối với một bài báo điều cấm kị nhất chính là lan man, kể lể như diễn tả trong văn học. Tính chất của ngôn ngữ báo chí là viết ngắn gọn, súc tích, đúng, trúng chủ đề người đọc quan tâm là được. Đọc báo đôi khi đọc giả chỉ quan tâm tới nội dung chính, sự văn vẻ ngôn từ hoa mĩ lại khiến độc giả thấy khó chịu và không muốn đọc những bài báo tương tự như thế.
Ngôn ngữ báo chí có đặc điểm là đưa, cung cấp thông tin, dữ liệu đến bạn đọc chứ không cần nói nhiều, kể lể nhiều. Độc giả sẽ tự suy luận về vấn đề đó. Nếu đó là một vấn đề nóng hổi được nhiều người quan tâm, người làm báo có thể viết những bài viết liên quan, khai thác sâu về chủ đề, khía cạnh đó để giúp độc giả tìm hiểu sâu hơn về vấn đề, tìm ra giải pháp, điều mà độc giả quan tâm ở vấn đề đó có được giải quyết hay không?
Tin đăng tải phải có tính độc quyền
Thời điểm đăng tải bài báo đó cũng rất quan trọng, đăng đúng thời điểm dư luận quan tâm, bài báo đó sẽ nhận được nhiều sự chú ý, bàn tán của dư luận. Thế nhưng bài báo đó phải có tính độc quyền, nhanh về việc truyền tải thông tin. Đôi khi bài báo lên cách nhau 5 phút đã có sự khác biệt rõ rệt.
Một bài báo hay yêu cầu rất nhiều yếu tố. Chưa nói về kỹ năng lấy tin, việc viết 1 bài báo thế nào là chuẩn, chuyên nghiệp đúng ngôn ngữ báo chí là gì cũng rất quan trọng. Câu chữ là hình thức của một bài báo, nếu người đọc nhìn vào hình thức đó đã thấy câu cú lủng củng, sai lỗi chính tả, viết báo như viết văn thì không ai muốn đọc cả.
Với những điều đã được nói đến ở trên, chắc hẳn rằng các bạn đã có thể hiểu hơn rất nhiều về ngôn ngữ Báo chí, cũng như cách sử dụng ngôn ngữ Báo chí để có được một bài báo hay nhất. Nếu bạn đã, đang là một phóng viên hay đang theo học ngành Báo chí thì mong rằng đây sẽ là một bài viết bổ ích đối với bạn.