Kiến thức
Đặc sắc lễ hội Đền Gióng
Hằng năm cứ đến ngày 6 tháng 1 âm lịch thì người dân huyện Sóc Sơn, Hà Nội nói riêng và người dân trong cả nước nói chung lại nô nức kéo về đền Gióng trẩy hội.
Là lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm tại nhiều vùng thuộc Hà Nội, Hội Gióng là lễ hội được tổ chức để tưởng niệm và ca ngợi chiến công lẫy lừng của người anh hùng trong truyền thuyết Thánh Gióng, được xem là một trong tứ bất tử của Việt Nam. Hội Gióng không giống như một số lễ hội khác ở Việt Nam: nó được tổ chức ở hơn 10 vùng khác nhau thuộc Hà Nội song trong đó lớn nhất phải kể đến 2 hội Gióng, một cái được thực hiện ở Sóc Sơn ở đền Sóc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn và một cái được tổ chức ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm. Đặc biệt, cả hai lễ hội này đều vinh dự được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Một trong những điểm nổi bật của hội Gióng chính là tính bảo lưu, truyền nối khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ. Dù trải qua nhiều cuộc chiến tranh ác liệt, với sự xâm nhập là âm mưu tiếp biến, đồng hóa dân tộc ta thì hội Gióng vẫn không hề mất đi hay thay đổi gì; nó vẫn tồn tại độc lập và bền vững.
Ta còn có thể kể thêm một vài hội Gióng khác như: hội Gióng Bộ Đầu xã Bộ Đầu, huyện Thường Tín; lễ hội thờ Thánh Gióng ở các làng Đặng Xá, Lệ Chi (huyện Gia Lâm); lễ hội tại các làng Phủ Lỗ Đoài, Thanh Nhàn, Xuân Lai (huyện Sóc Sơn); Sơn Du, Cán Khê, Đống Đồ (huyện Đông Anh); Xuân Tảo (huyện Từ Liêm); làng Hội Xá (Quận Long Biên).
Không chịu nhiều tác động từ hóa trình đô thị hóa, đến nay khu di tích thờ Thánh Gióng vẫn còn giữ cho mình sự nguyên vẹn của cái cổ kính, trầm mật. Khuôn viên khu di tích bao gồm sáu công trình: đền Thượng, chùa Đại Bi, đền Hạ, miếu thánh Mẫu, nhà bia và khu hành lễ. Theo tương truyền, đây là nơi cuối cùng sau khi trận chiến kết thúc Thánh Gióng đã đến nghỉ chân, nhìn lại trời đất, xóm làng rồi cưỡi ngựa bay về trời.
Theo nghi thức thông thường, bảy làng đại diện cho bảy xã sẽ chuẩn bị lễ vật cho ngày mở đầu hội chính. Song nghi lễ đặc biệt nhất là lễ Dục Vọng để mời ông Gióng về với các lễ vật đã được dâng lên thì sẽ được làm vào đêm mùng 5. Lễ phẩm luôn được chuẩn bị chu đáo, thành kính với mong muốn của người dân là được Thánh bảo vệ, độ trì cho con cháu có một năm ấm no, hạnh phúc.
Ngày nay, xã hội liên tục đổi mới, nhiều giá trị văn hóa đã không còn được toàn vẹn như trước nhưng dù có bao nhiêu đổi thay thì lễ hội đền Gióng đến nay vẫn được đánh giá là còn giữ được khá nguyên vẹn bản sắc vốn có của nó, đây chính là công rất lớn của những người dân nơi đó. Với sự công nhận của UNESCO, ta tin chắc rằng lễ hội Thánh Gióng nói riêng và các lễ hội ở Việt Nam nói chung sẽ ngày càng nhận được sự quan tâm của bạn bè quốc tế, mang bản sắc dân tộc Việt đến gần hơn với thế giới.