Kiến thức
Chương trình đào tạo và thời gian đào tạo ngành Văn học tại Đại học Duy Tân
Trước đây, không ít thí sinh và phụ huynh thường nghĩ rằng: Các ngành học thiên về mảng xã hội sẽ khó kiếm việc làm, cơ hội phát triển sự nghiệp thấp, lương không cao,… Quan niệm đó hoàn toàn sai lầm, bởi khi các bạn được tiếp cận chương trình đào tạo bài bản, kiến thức và kỹ năng chuyên môn tốt thì dù theo đuổi bất cứ ngành học nào, như: Luật kinh tế, Báo chí, Chính trị học, Ngôn ngữ học hay Văn học cũng đều có thể tìm được một công việc phù hợp với mức lương cao.
Đại học Duy Tân là trường Tư thục đầu tiên và lớn nhất miền Trung, đào tạo đa ngành đa lĩnh vực, trong đó có ngành Văn học (chuyên ngành Văn Báo chí) thuộc khối ngành Khoa học Xã hội & Nhân văn. Đây là ngành học đào tạo cho xã hội những phóng viên, nhà báo có tâm có tài đồng thời tạo cơ hội để các bạn trẻ có thiên hướng văn chương, yêu thích viết lách thể hiện năng lực và đam mê của bản thân.
Ngành Văn học đào tạo theo hệ thống tín với thời gian 4 năm. Cách thức này giúp sinh viên chuyên ngành Văn Báo chí của Đại học Duy Tân có thể học văn bằng thứ 2 các ngành khác như: Quan hệ Quốc tế và Văn hóa Du lịch. Sinh viên được trang bị đầy đủ các kiến thức về tất cả các lĩnh vực từ Văn học – Ngôn ngữ như: Các thể loại Văn học Việt Nam (Văn học Dân gian, Văn học Trung đại, Văn học Hiện đại), Văn học Châu Á, Văn học phương Tây, Lý luận Văn học, Dẫn luận Ngôn ngữ học,… đến các kiến thức chuyên sâu về Báo chí như: Ngôn ngữ Báo chí, Đạo đức Báo chí, Cơ sở Lý luận Báo chí, Luật Báo chí, Báo điện tử, Truyền hình, Báo in, Báo nói, Tác phẩm Báo chí, Lịch sử Báo chí; cùng những kỹ năng cần thiết để có thể làm việc được trong lĩnh vực báo chí như: Phỏng vấn, Ghi nhanh, Viết tin và Tường thuật, Chụp hình, Quay phim,… Bên cạnh đó, sinh viên còn được rèn luyện những kỹ năng cần thiết để có thể làm việc được trong lĩnh vực Báo chí như: Phỏng vấn, Ghi nhanh, Viết tin và Tường thuật, Chụp hình, Quay phim…
Theo học tại trường, sinh viên Duy Tân sẽ được học tập với một mô hình đào tạo rất thú vị là PBL (Problem-Based Learning/Project-Based Learning – Học theo Vấn đề/Học theo Dự án). Đây là phương pháp đào tạo được nhiều quốc gia có nền giáo dục phát triển áp dụng để sinh viên có thể nắm bắt tốt kiến thức, có tư duy sáng tạo và có khả năng phản ứng nhanh trước nhiều vấn đề nảy sinh. Ngoài ra, trong quá trình học, sinh viên còn được giới thiệu thực tập tại các nhà xuất bản, tòa soạn báo, đài truyền hình,… để cho ra đời các bài báo, ấn phẩm và nhiều chương trình truyền hình chất lượng.
Pingback: Ngành Báo chí lấy bao nhiêu điểm? | Ngành văn học