Kiến thức kỹ năng
Tranh Đông Hồ – nét độc đáo trong tranh dân gian
“Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp”
Là dòng tranh dân gian nổi tiếng ở Việt Nam; người ta đặt tên như thế vì nó ra đời ở làng Đông Hồ, tỉnh Bắc Ninh. Tranh Đông Hồ phản ánh các đề tài gần gũi với đời sống sinh hoạt của người dân; phản ánh ước mơ, khát vọng sống của con người về một cuộc sống no đủ, hạnh phúc.
Tranh Đông Hồ hấp dẫn; độc đáo bởi chỉ với 4 màu cơ bản: đen, vàng, đỏ, xanh; các nghệ nhân vẫn làm nên những bức tranh hết sức sống động, hài hòa và vô cùng độc đáo. Quy trình sản xuất tranh bao gồm: vẽ mẫu, khắc ván, in tranh. Đầu tiên là khâu vẽ mẫu. Mẫu vẽ xong được khắc lên ván in. Thông thường mỗi ván chỉ in được một màu vì vậy số ván cần khắc bằng số màu trong tranh.
Các ván in của tranh Đám cưới chuột
Sau khi đã khắc ván xong là tiến hành in tranh. Giấy dùng in tranh là loại giấy làm từ vỏ cây dó vì nó xốp, mềm, mỏng, dai; dễ hút màu mà khi in không bị nhòe. Màu sắc cũng hoàn toàn lấy từ thiên nhiên: màu đỏ lấy từ sỏi non, gỗ vang; Màu vàng lấy từ hoa hòe; Màu đen lấy từ than lá tre gỗ; Màu xanh từ lá chàm… Có lẽ nhờ sự cầu kỳ, cẩn thận trong cách chế màu mà tranh Đông Hồ luôn giữ được vẻ rực rỡ và không bị bay màu.
Các nguyên liệu được sử dụng để làm tranh: vàng (hoa hòe), trắng (vỏ điệp), đỏ (sỏi son, gỗ vang)
Tuy tranh Đông Hồ trước đây thuộc dòng tranh cúng; vì thế nó được sản xuất theo phương thức đại trà; mỗi mẫu tranh có khi được in ra cả hàng nghìn, hàng vạn bản. Thế nhưng không vì thế mà bức tranh thiếu “cái hồn” mà ngược lại; mỗi bức tranh đều thấm đượm tình cảm và tâm hồn của những nghệ nhân.
Một số tranh Đông Hồ nổi tiếng
Có thể nói; tranh Đông Hồ đóng vai trò như một di sản văn hóa; một dòng tranh dân gian không thể thiếu trong kho tàng tri thức dân gian Việt Nam. Vừa là một nghề thủ công nhưng tranh Đông Hồ cũng vừa là một loại hình nghệ thuật dân gian rất Việt Nam. Giá trị của tranh và bàn tay vàng của nghệ nhân làm tranh dân gian cần được giữ gìn, phát huy và phổ biến rộng rãi.