Cơ hội nghề nghiệp
Nghề Báo không hề dễ!
Hiện nay; do sự phát triển của truyền thông đại chúng nên bên cạnh những trường Đại học chính quy; còn rất nhiều cơ sở đại học tư nhân cũng đã mở ra ngành Báo chí để đào tạo và hằng năm cho “ra lò” một lượng lớn các cử nhân báo chí. Vậy học ngành Báo chí có khó không?
Học gì với nghề Báo?
Khi nhắc đến nghề Báo người ta thường nghĩ ngay đến 4 chuyên ngành cơ bản: Báo viết; báo ảnh; phát thanh và truyền hình. Tuy nhiên; không phải trường Đại học nào cũng đào tạo đầy đủ các chuyên ngành trên.
Với độ “hot” ngành càng lớn của ngành học này; có lẽ trong thời gian tới việc tuyển sinh ngành học này sẽ có thêm nhiều sự thay đổi về đối tượng; khối tuyển sinh; hay hình thức xét tuyển để có thêm nhiều bạn được học tập với chuyên ngành mà bản thân mong muốn.
Nghề báo cần gì?
Muốn theo học ngành báo chí thì điều đầu tiên là phải có khả năng viết báo và lòng yêu nghề. TS Nguyễn Đức Nghĩa- Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM khuyên; “nghề báo yêu cầu những người có kiến thức xã hội sâu rộng; óc quan sát và phán đoán tốt; năng lực giao tiếp nhất định, chưa nói đến các năng lực làm việc khác. Rất nhiều nhà báo giỏi không phải tốt nghiệp từ ngành báo chí.
Theo TS Nghĩa; báo chí hiện tại đang là một ngành “hot” trong xu hướng chọn nghề của giới trẻ. Thống kê các kỳ thi tuyển sinh đại học mấy năm gần đây cho thấy ngành báo chí có điểm chuẩn luôn thuộc top cao nhất trong khối ngành C và D. Số hồ sơ đâm đơn vào các khoa đào tạo báo chí luôn rất cao và dự kiến trong những năm tới vẫn thu hút nhiều thí sinh.
Nhọc nhằn khi tìm việc
Không giống như những công việc có tính đặc thù cao như: Bác sĩ; giáo viên; kiến trúc sư;… người học báo chí có khá nhiều kỹ năng không thuộc vào chuyên môn; kỹ năng này không thể chỉ học trên ghế nhà trường mà thuần thục được mà phải thông qua việc cọ sát với môi trường thực tế thì mới có thể phát huy tối đa. Do đó; việc tìm kiếm việc làm đối với một cử nhân Báo chí mới ra trường hoàn toàn không phải việc đơn giản.
Hằng năm lượng sinh viên ngành Báo chí ra trường khá lớn so với số lượng tuyển dụng vảo của các cơ quan báo chí; chính vì vậy nhiều bạn đã quyết định làm trái ngành.
Kinh nghiệm của nhiều nhà báo đi trước dành cho các bạn sinh viên khoa báo chí là nên chủ động đi thực tế nhiều trong thời gian học tập. Học lý thuyết rất quan trọng nhưng từ lý thuyết đến thực tế đang còn rất xa.
Làm một ngành nghề “hot’ nhưng cũng như nhiều công việc khác khi đi vào thực thế làm việc thì khó khăn là điều không thể tránh khỏi; chưa nói đến đây lại là một công việc thay tiếng nói của người khác nên phải biết như thế nào là nói thật; thế nào là nói đúng và điều kiện tiên quyết là phải đối mặt với nguy hiểm thì mới có thể thành công trên con đường báo chí này.
Xem thêm: Ngành Văn Báo chí, Văn hóa Du lịch, Quan hệ Quốc tế: Rộng mở Cơ hội Việc làm
Theo nhà báo Minh Quang; Uỷ viên Ban biên tập Báo Lao động; làm báo một cách thực sự nghiêm túc thì có thể nói là… dễ bạc tóc. Bởi vì “phải suy nghĩ rất nhiều; đôi khi phải đấu tranh và phải chịu áp lực lớn. Nhưng đấu tranh cũng phải khéo; Chống cũng mang tính chất là Xây; chứ không phải chống có nghĩa là đánh một cách ”tơi bời khói lửa”. Mà tôi nghĩ tiêu cực là một phần của cuộc sống; một phần của xã hội. Nếu mình có đấu tranh phanh phui ra những tiêu cực thì cũng chỉ làm sao cho xã hội tốt đẹp lên”.